80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

TP Hồ Chí Minh: Dừng đầu tư cầu Tân Kỳ Tân Quý theo hình thức BOT

Kinhtedothi - Sở Giao thông Vận tại TP Hồ Chí Minh (Sở GTVT) vừa có văn bản gửi UBND TP đề xuất chuyển giao dự án cầu Tân Kỳ Tân Quý từ đầu tư BOT (xây dựng, kinh doanh và chuyển giao) sang sử dụng vốn ngân sách.
Theo đó, đề xuất này xuất phát từ khuyến cáo ngày 9/8 của Kiểm toán Nhà nước đối với UBND TP về việc đầu tư BOT cầu Tân Kỳ Tân Quý để thu phí trên quốc lộ 1 là không đảm bảo công bằng cho người tham gia giao thông qua khu vực.
Với đề xuất của Sở GTVT, cầu Tân Kỳ Tân Quý đã thi công đạt 70% khối lượng sẽ được chuyển sang đầu tư bằng vốn công
Dựa trên khuyến cáo này, Sở GTVT đã họp bàn với nhà đầu tư là Công ty Cổ phần đầu tư phát triển hạ tầng IDICO (chủ đầu tư) cùng các sở, ngành liên quan nhằm tìm hướng giải quyết.
Theo đó, IDICO đã thống nhất và Sở GTVT sẽ trình UBND TP sử dụng vốn ngân sách để tiếp tục đầu tư chiếc cầu đang xây dựng dở dang này.
Đến nay, dự án xây dựng cầu Tân Kỳ Tân Quý đã thi công đạt 103 tỷ đồng vốn xây lắp (đạt tỉ lệ 70% khối lượng). Công trình tạm dừng thi công từ cuối tháng 12/2018 để chờ thực hiện đền bù giải tỏa 41 hộ dân với kinh phí 139 tỷ đồng.
Nay IDICO tiếp tục dừng thi công để bàn giao khối lượng xây lắp còn lại thực hiện đầu tư bằng vốn ngân sách và ngân sách sẽ hoàn trả vốn đầu tư cho đầu tư đã thi công xây lắp. Như vậy, công trình này sẽ không được đưa vào thu phí trên Quốc lộ 1 đoạn An Sương - An Lạc.
Cụ thể, nhà đầu tư IDICO, Sở Quy hoạch - Kiến trúc và Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông thống nhất sử dụng vốn ngân sách để tiếp tục đầu tư. 
Riêng Sở Tài chính phản đối và cho rằng việc đề nghị sử dụng ngân sách TP để thanh toán hoàn trả chi phí đã đầu tư và tiếp tục thực hiện khối lượng dở dang là không có cơ sở.
Phân tích các khả năng, Sở GTVT chỉ ra nếu tiếp tục đầu tư BOT như hợp đồng đã ký và thu giá dịch vụ sẽ không phù hợp với Nghị quyết 437 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện chính sách pháp luật về đầu tư và khai thác công trình giao thông theo hình thức BOT.
Cụ thể, Khoản 3 điều 2 Nghị quyết quy định đầu tư BOT “chỉ áp dụng với tuyến đường mới để bảo đảm quyền lựa chọn cho người dân, không đầu tư các dự án cải tạo, nâng cấp các tuyến đường độc đạo hiện hữu”.
Còn nếu chấm dứt hợp đồng đã ký với nhà đầu tư, TP cần xem xét hoàn tất công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và đầu tư phần khối lượng còn lại của công trình. Sở GTVT cũng đưa ra cảnh báo về việc công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đã chậm tiến độ, nếu chờ hoàn tất công tác này vào 2020 để thi công và thu phí sẽ phát sinh lãi vay, kéo dài thời gian thu hồi vốn.
Từ đó, Sở GTVT đề xuất chấm dứt hợp đồng và bố trí vốn ngân sách TP để thanh toán hoàn trả chi phí đã đầu tư, đồng thời, tiếp tục thực hiện phần khối lượng dở dang. Trước mắt, dự án cần khoảng 88 tỷ đồng để kịp chi trả bồi thường giải phóng mặt bằng trong quý I/2020.
Trước đó, vào tháng 9/2016, UBND TP có văn bản chỉ đạo chấp thuận đề xuất của Sở GTVT, UBND quận Bình Tân về đầu tư bổ sung xây cầu tạm và xây cầu mới Tân Kỳ - Tân Quý đưa vào dự án BOT cải tạo nâng cấp quốc lộ 1 A đoạn An Sương - An Lạc để thu phí trên Quốc lộ 1.
Dự án xây dựng cầu Tân Kỳ Tân Quý có tổng chiều dài 224,8m, trong đó cầu dài 82,9m, rộng 16m cho 4 làn lưu thông và không hạn chế tải trọng xe và lề bộ hành rộng 1,5m. Tổng vốn đầu tư hơn 312 tỷ đồng, bao gồm xây cầu Tân Kỳ Tân Quý mới, xây 2 cầu sắt tạm, tiền đền bù giải tỏa...
Tháng 8/2016 câu Tân Kỳ Tân Quý cũ bị sụp mố cầu nên UBND TP cho lệnh khẩn cấp xây cầu Tân Kỳ Tân Quý mới và dự kiến hoàn thành trong năm 2018 và trong thời gian chờ xây dựng cầu mới, người dân đi trên 2 cầu sắt tạm ở hai bên cầu.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chính phủ ban hành Nghị quyết gỡ vướng quy hoạch phân khu sau sắp xếp đơn vị hành chính

Chính phủ ban hành Nghị quyết gỡ vướng quy hoạch phân khu sau sắp xếp đơn vị hành chính

18 Jul, 08:55 PM

Kinhtedothi - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 66.1/2025/NQ-CP ngày 18/7/2025 quy định xử lý khó khăn, vướng mắc về việc lập mới, điều chỉnh và phê duyệt quy hoạch phân khu đối với khu vực hình thành đô thị khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.

Làng nghề vật liệu truyền thống giữa “bão” công nghệ xanh

Làng nghề vật liệu truyền thống giữa “bão” công nghệ xanh

18 Jul, 05:02 AM

Kinhtedothi - Là một phần không thể thiếu trong dòng chảy phát triển đô thị, các làng nghề vật liệu xây dựng (VLXD) truyền thống ở Hà Nội từng đóng vai trò quan trọng trong cung ứng gạch ngói, vôi vữa và các sản phẩm thủ công phục vụ xây dựng. Tuy nhiên, trước làn sóng công nghệ xanh và yêu cầu ngày càng cao về bảo vệ môi trường, các làng nghề này đang phải đứng trước lựa chọn đổi mới hoặc bị đào thải.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ