Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

TP Hồ Chí Minh: hành trình 50 năm xây dựng và phát triển

Kinhtedothi - Trong hành trình 50 năm sau ngày giải phóng, dù phải trải qua nhiều khó khăn, đến nay TP Hồ Chí Minh đã và đang là đầu tàu kinh tế, xã hội “vì cả nước, cùng cả nước" trong công cuộc xây dựng và phát triển của đất nước.

Ngày 30/04/1975, TP Sài Gòn được giải phóng khởi đầu cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của TP Hồ Chí Minh (đổi tên năm 1976). Đây là một hành trình đầy khó khăn nhưng cũng hết sức vinh quang của TP mang tên Bác, đóng góp to lớn vào sự phát triển chung của đất nước. Trên bước đường đó, TP Hồ Chí Minh đã trải qua nhiều chặng đường xây dựng và phát triển.

Sau 50 năm TP Hồ Chí Minh đã phát triển thành một đô thị hiện đại - Ảnh: Mậu Dũng

Trong giai đoạn trước đổi mới (1976 - 1985): trải qua 30 năm chiến tranh, lại phải đối phó với 2 cuộc chiến tranh biên giới, trong khi nền kinh tế nước ta lại đang vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp và chủ yếu dựa vào viện trợ từ bên ngoài nên còn yếu. GDP của TP Hồ Chí Minh giai đoạn này chỉ tăng trung bình 2,7%/năm.

Giai đoạn đầu đổi mới (1986 - 1995): cùng với cả nước, TP Hồ Chí Minh đã bước vào công cuộc đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều khó khăn, thách thức.

Trước thực tiễn đó, lãnh đạo TP đã đưa ra nhiều quyết sách quan trọng từng bước tháo gỡ cho sản xuất, lưu thông với sự xuất hiện nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh tiên tiến. Nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất cũng được lập ra làm đầu tàu kéo nền kinh tế TP vươn lên.

Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè từng qua quá trình cải tạo nay đã trở thành tuyến đường đẹp của TP - Ảnh: Mậu Dũng

Cơ cấu kinh tế của TP Hồ Chí Minh đã có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển các ngành công nghiệp chủ lực, trung tâm dịch vụ chất lượng cao. Trong giai đoạn này, GRDP của TP tăng trưởng bình quân đạt từ 7,82%/năm -  12,62%/năm.

Giai đoạn đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (1996 - 2010): TP Hồ Chí Minh đã gia tăng tốc độ phát triển kinh tế.

Trong giai đoạn này, TP đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, bình quân 2 con số (1996 - 2000: 10,11%; 2001 - 2005: 11% và 2006 - 2010: 11,18%/năm, so với năm 1994).

Trong đó, kinh tế của TP chuyển biến tích cực từ chiều rộng sang chiều sâu với sự chuyển dịch theo hướng gia tăng khu vực dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao, giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp.

Sau gần 2 năm thi công thần tốc, Nhà ga T3 được hoàn thiện đúng tiến độ với thiết kế hiện đại, công suất phục vụ lên đến 20 triệu lượt hành khách nội địa mỗi năm - Ảnh: Mậu Dũng

Tính đến năm 2010, tỷ trọng giữa 3 khu vực dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp của TP tương ứng là 55,98%; 42,96% và 1,06%.

Giai đoạn này, TP Hồ Chí Minh đóng vai trò quan trọng đóng góp vào GDP và ngân sách cả nước. Đồng thời, giữ vững vị trí đầu tàu, đi đầu đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế của cả nước, từng bước xây dựng thành công một TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại.

GRDP bình quân đầu người của TP tăng từ 700 USD năm 1996 lên xấp xỉ 5.000 USD vào năm 2010.

Giai đoạn phát triển kinh tế theo chiều sâu (2011 - 2020): giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng kinh tế TP Hồ Chí Minh tăng bình quân 6,86%/năm, vượt mức tăng trưởng chung của cả nước (5,96%). Quy mô kinh tế cũng tăng gấp 2,7 lần so với năm 2010. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 tăng gấp 2,39 lần so với năm 2010.

Metro Bến Thành – Suối Tiên đạt 50.000 lượt hành khách/ngày. Ảnh minh họa

Về quy mô GRDP của TP năm 2020 (theo giá năm 2010) chiếm 25,79% của cả nước

Trong giai đoạn này, kinh tế TP tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, cải thiện chất lượng tăng trưởng kinh tế trên nền tảng ứng dụng khoa học và công nghệ, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, tập trung vào các ngành công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp công nghệ cao.

Giai đoạn từ năm 2021 đến nay: giai đoạn bị ảnh hưởng và phục hồi sau đại dịch Covid - 19: năm 2020, kinh tế TP Hồ Chí Minh chỉ duy trì được tốc độ tăng trưởng 1,4% (cả nước 2,91%).

Năm 2021 do ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid -19, tốc độ tăng trưởng kinh tế TP Hồ Chí Minh đã giảm sâu (-6,78%).

Năm 2022, kinh tế TP Hồ Chí Minh đã phục hồi nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng đạt 9,03% vượt xa kế hoạch đề ra (6 - 6,5%). Thu ngân sách của TP đạt 122% dự toán, tăng 23,6% so với cùng kỳ năm 2021 và đóng góp khoảng 26,5% tổng thu ngân sách của cả nước.

Khu đô thị Phú Mỹ Hưng. Ảnh minh họa

Đến năm 2023, tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP năm 2023 ước đạt 1.621.191 tỷ đồng (theo giá hiện hành). Trong đó, GRDP tính theo giá so sánh năm 2010 đạt 1.099.072 tỷ đồng, tăng 5,81% so với năm 2022.

Đặc biệt khi Quốc hội thông qua Nghị quyết số 98/2023/QH15 ngày 24/6/2023 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh đã giúp TP giải quyết rất nhiều vướng mắc về đầu tư, tài chính, ngân sách, đô thị, tổ chức bộ máy đã tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện, nhanh và bền vững.

Bước sang năm 2024, tình hình kinh tế TP Hồ Chí Minh tiếp tục phục hồi, tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước. Trong đó, tổng sản phẩm trên địa bàn TP (GRDP) ước đạt 7,17%, gần đạt kế hoạch đề ra (kế hoạch 7,5 - 8,5%).

Đặc biệt, năm 2024 cũng ghi nhận mức thu ngân sách kỷ lục của TP khi đạt hơn 508.000 tỷ đồng, bằng 105,3% dự toán được giao, tăng hơn 13,3% so với năm 2023. Trong đó, thu nội địa đạt 356.840 tỷ đồng, bằng 106,8% dự toán và tăng 17,6% so cùng kỳ và thu từ xuất nhập khẩu đạt 129.600 tỷ đồng, tăng 6,96% so cùng kỳ.

Sang đến năm 2025, TP Hồ Chí Minh tập trung hoàn thành các mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm với kết quả cao nhất, trong đó phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GRDP trên 10%. Cùng với đó, đưa TP sẽ trở thành đô thị thông minh, thành phố dịch vụ, công nghiệp theo hướng hiện đại, giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế, động lực tăng trưởng của cả nước.

Dự kiến đến năm 2030, GRDP bình quân đầu người khoảng 13.000 USD. Đồng thời, TP cũng định hướng phát triển trở thành trung tâm về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ và văn hóa của khu vực.

Mục tiêu đến năm 2045 GRDP bình quân đầu người của TP đạt khoảng 37.000 USD, là điểm đến hấp dẫn trong khu vực và toàn cầu.

Đại lộ Đông Tây (Đại lộ Võ Văn Kiệt) - một trong những dự án làm thay đổi bộ mặt

TP Hồ Chí Minh. Ảnh minh họa

Trong quá trình phát triển 50 năm qua, TP Hồ Chí Minh cũng đã có những công trình, dự án mang tính biểu tượng làm thay đổi bộ mặt của TP như: dự án cải tạo kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè; dự án khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng; dự án Đại lộ Đông Tây (Đại lộ Võ Văn Kiệt); dự án Đại lộ Nguyễn Văn Linh; dự án Đại lộ Phạm Văn Đồng; dự án đường hầm Thủ Thiêm; dự án cầu Sài Gòn 2; dự án đại lộ Mai Chí Thọ; dự án cầu Phú Mỹ; dự án metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên); dự án mở rộng nút giao An Phú; dự án khu đô thị bán đảo Thủ Thiêm; dự án xây dựng nhà ga T3 Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất…

Bên cạnh đó, trong thời gian tới, TP Hồ Chí Minh sẽ tiến hành xây dựng hàng loạt dự án lớn như: dự án khu đô thị lấn biển và cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ; các dự án metro… làm đòn bẩy giúp TP phát triển ngày càng toàn diện, nhanh và bền vững.

Có thể nói rằng, trong hành trình 50 năm qua, từ một địa phương với với nhiều khó khăn, đến nay TP Hồ Chí Minh đã vươn lên giữ vị thế là đầu tàu kinh tế cả nước "vì cả nước, cùng cả nước" đi trước và về trước trong mục tiêu trở thành một TP hiện đại và nghĩa tình.

TP Hồ Chí Minh dự kiến còn 102 phường, xã sau sáp nhập

TP Hồ Chí Minh dự kiến còn 102 phường, xã sau sáp nhập

Đón sóng sáp nhập, “săn” nhà phố thương mại cách quận 1 TP Hồ Chí Minh chỉ 20 phút di chuyển

Đón sóng sáp nhập, “săn” nhà phố thương mại cách quận 1 TP Hồ Chí Minh chỉ 20 phút di chuyển

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Dưa hấu Quảng Nam mất mùa, rớt giá

Dưa hấu Quảng Nam mất mùa, rớt giá

20 Apr, 10:23 AM

Kinhtedothi - Hiện nay, người trồng dưa hấu tại Quảng Nam, đặc biệt là huyện Phú Ninh - vùng chuyên canh dưa hấu lớn nhất tỉnh - đang rơi vào cảnh khốn đốn khi giá dưa giảm mạnh, nhiều ruộng không có người mua.

Đổi mới sáng tạo để nâng tầm thương hiệu quốc gia

Đổi mới sáng tạo để nâng tầm thương hiệu quốc gia

20 Apr, 09:39 AM

Kinhtedothi - Xây dựng thương hiệu quốc gia là quá trình lâu dài, đòi hỏi đầu tư bài bản và tầm nhìn chiến lược. Do đó, Việt Nam đang tăng cường đầu tư cho đổi mới sáng tạo, cùng với sự nỗ lực xây dựng và phát triển thương hiệu của cộng đồng DN nhằm nâng cao vị thế quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Giá vàng hôm nay 20/4: bất ngờ giảm mạnh

Giá vàng hôm nay 20/4: bất ngờ giảm mạnh

20 Apr, 07:09 AM

Kinhtedothi - Giá vàng hôm nay 20/4, thị trường thế giới tuần qua biến động mạnh theo cả 2 chiều tăng – giảm. Thị trường trong nước giá vàng miếng SJC và nhẫn phiên cuối tuần đã bất ngờ quay đầu giảm mạnh so với phiên trước.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ