Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

TP Hồ Chí Minh: Tạo lập cơ sở dữ liệu hộ tịch cho các quận, huyện

Kinhtedothi - Chiều 15/11, Sở Thông tin và Truyền thông TP Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội nghị hướng dẫn tạo lập cơ sở dữ liệu đầu kỳ về hộ tịch cho cán bộ hộ tịch của 24 quận, huyện.
Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP Hồ Chí Minh Võ Thị Trung Trinh.
Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP Hồ Chí Minh Võ Thị Trung Trinh cho biết, việc triển khai tạo lập cơ sở dữ liệu hộ tịch rất quan trọng cho sự phát triển của TP trong bối cảnh TP Hồ Chí Minh đang triển khai xây dựng TP trở thành đô thị thông minh, giải quyết những vấn đề tắc nghẽn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
Nền tảng của việc triển khai Đề án xây dựng TP Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh trên cơ sở dữ liệu số hóa toàn bộ hoạt động của TP và dữ liệu về dân cư và hộ tịch là 2 nền tảng quan trọng trong việc tích hợp kho dữ liệu dùng chung, phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu người dân của TP.
Hội nghị tập trung vào việc hướng dẫn đội ngũ cán bộ hộ tịch về tiêu chí kỹ thuật số hóa, quy trình số hóa và phương thức truyền dữ liệu đã số hóa vào kho dữ liệu của TP. Mục đích là kết quả số hóa hộ tịch phải đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật cơ sở dữ liệu Hộ tịch theo hướng dẫn Bộ Tư pháp; Tiến độ, thời gian, chất lượng được quản lý, giám sát đồng bộ từ TP đến quận huyện; Cơ sở dữ liệu Hộ tịch sau khi số hóa phải được tích hợp ngay vào hệ thống thông tin Hộ tịch quốc gia để quản lý, cập nhật và lưu trữ 1 bản sao tại Trung tâm dữ liệu TP cho Kho dữ liệu dùng chung TP. Công tác này cần được bảo mật nhằm đảm bảo an toàn, an ninh thông tin.
Việc số hóa sổ hộ tịch sẽ được thực hiện theo các bước như sau: Thu thập và phân loại các sổ hộ tịch gốc sẽ được dùng để số hóa dữ liệu, chuyển hóa các kết quả thu được sang file PDF, thực hiện nhập liệu (hoặc số hóa, nhận dạng…) dữ liệu từ sổ hộ tịch, đảm bảo thông tin dữ liệu điện tử chính xác, đầy đủ như nội dung trong sổ giấy, xuất file dữ liệu lên hệ thống phần mềm.
Các hồ sơ chưa được phê duyệt sẽ được lọc để xem xét và hiệu chỉnh, dữ liệu được phê duyệt sẽ được chuyển sang hệ thống thông tin đăng ký quản lý hộ tịch của Bộ Tư pháp. Tiến độ thực hiện trên hệ thống đều được giám sát. Các quy định về cấu trúc dữ liệu được số hóa như dữ liệu đăng ký khai sinh, dữ liệu đăng ký kết hôn, dữ liệu đăng ký nhận cha, mẹ, con, dữ liệu đăng ký khai tử đều tuân thủ theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
Để bảo mật dữ liệu, hệ thống mạng kết nối phải là mạng dùng riêng, kết nối mạng Metronet của TP, không kết nối ra internet.
Việc triển khai tạo lập cơ sở dữ liệu hộ tịch TP nhằm triển khai thực hiện Đề án “Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc” của Bộ Tư pháp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh và Kế hoạch số 4804/KH-UBND ngày 24/10/2018 của UBND TP về triển khai xây dựng Kho dữ liệu dùng chung và phát triển hệ sinh thái dữ liệu mở của TP Hồ Chí Minh (giai đoạn 1).
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Số hóa toàn diện nền hành chính công

Số hóa toàn diện nền hành chính công

08 May, 04:54 AM

Kinhtedothi - Hướng tới một nền hành chính không giấy tờ, việc Chủ tịch UBND TP Hà Nội vừa ký ban hành Chỉ thị yêu cầu sử dụng toàn diện hồ sơ điện tử được đánh giá là một lời cam kết của chính quyền TP với Nhân dân về xây dựng hệ thống hành chính hiện đại, liêm chính, vì dân.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đồng bộ với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đồng bộ với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

04 May, 10:08 PM

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình - Phó Trưởng Ban chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW của Chính phủ ký văn bản số 48/CV-BCĐTKNQ18 về việc đẩy mạnh phân quyền, phân cấp theo quy định của Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và triển khai mô hình chính quyền địa phương 02 cấp.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ