Trải nghiệm du lịch cả Đà Nẵng chỉ bằng một chạm
Sau 1 năm triển khai giai đoạn 1 với hơn 18.000 lượt trải nghiệm, năm 2022, dự án “Một chạm đến Đà Nẵng” phiên bản nâng cấp là sự tích hợp hoàn hảo giữa công nghệ VR360 và không gian vũ trụ ảo (metaverse) với độ chính xác như ngoài đời thực, tiếp cận khách hàng trên toàn cầu, không giới hạn số lượng, thời gian và tối ưu ngân sách sẽ mang đến một trải nghiệm toàn diện dành cho người dùng.

Năm 2022, với mục tiêu số hóa điểm đến, ngành du lịch Đà Nẵng sẽ tập trung triển khai truyền thông theo 3 nhóm hoạt động chính.
Cụ thể, Đà Nẵng nâng cấp, bổ sung giai đoạn 2 công nghệ thực tế ảo VR360 các điểm tham quan (Bà Nà, Bảo tàng, Mikazuki, Suối khoáng nóng Núi Thần Tài, Đà Nẵng về đêm…); phát triển video định dạng 360 chân thực đến từng chi tiết các hoạt động trải nghiệm du lịch Đà Nẵng (dù lượn tại bán Đảo Sơn Trà, Cầu Rồng phun lửa và nước); ra mắt không gian vũ trụ ảo “Metaverse Đà Nẵng” với nền kinh tế không tiếp xúc tại Cầu Rồng, Công viên APEC, Cầu Tình yêu với các tính năng nổi bật như: Tự thiết lập tài khoản trong môi trường ảo; giao tiếp, kết nối với giao diện nhân vật 3D; tương tác bằng giọng nói, chia sẻ màn hình trong không gian 360; tổ chức sự kiện, triển lãm thực tế ảo không giới hạn tại không gian VR Mall.
Cùng với đó, tăng cường hiệu quả truyền thông du lịch Đà Nẵng thông qua việc hiện diện trên các kênh quảng bá của hệ thống truyền hình.
Đồng thời, gia tăng tiện ích dành cho du khách trên nền tảng du lịch thương mại điện tử và thông qua các chương trình kích cầu, trải nghiệm, quảng bá của KOLs; thực hiện các chiến dịch tiếp thị số nhằm quảng bá du lịch và điểm đến Đà Nẵng.
Cũng tại chương trình, Trung tâm Xúc tiến Du lịch Đà Nẵng đã ký kết hợp quảng bá du lịch Đà Nẵng trên không gian số và kênh truyền hình cùng Công ty Cổ phần Công nghệ Bizverse, Công ty Cổ phần Tổng Công ty Truyền hình Cáp Việt Nam (VTVCab) và Công ty TNHH KKDay Việt Nam nhằm triển khai chương trình truyền thông - kích cầu du lịch, quảng bá du lịch Đà Nẵng đến với thị trường nội địa và quốc tế đặc biệt là thị trường Đông Bắc Á, Đông Nam Á (Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc) giai đoạn từ năm 2022 - 2024.

Ông Tán Văn Vương - Phó Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng chia sẻ: “Để đón đầu, thích ứng hiệu quả với xu hướng chuyển đổi số của du lịch thế giới, ngành du lịch Đà Nẵng đã và đang tăng cường việc liên kết hợp tác công tư không chỉ trong nhóm dịch vụ du lịch mà còn hướng đến việc chuyển đổi phương thức truyền thông, xúc tiến, quảng bá điểm đến thông qua số hóa du lịch, tăng cường tần suất hiện diện trên hệ thống các kênh truyền hình hàng đầu, hình thành và gia tăng tiện ích về trải nghiệm du lịch thông minh đối với du khách trong nước cũng như du khách quốc tế”.
Xu thế chuyển đổi số đang mang đến cơ hội để du lịch Đà Nẵng được tiếp cận gần hơn với các thị trường trọng điểm, tiềm năng và mở ra phương thức truyền thông, xúc tiến, quảng bá mới thông qua việc liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp về lĩnh vực truyền thông, công nghệ số. Điều này sẽ góp phần tiết kiệm ngân sách Nhà nước và gia tăng hiệu quả các chiến dịch quảng bá điểm đến của du lịch Đà Nẵng trong thời gian đến.

Thanh tra Đà Nẵng phát hiện hơn 5.700 đơn vị, cá nhân sai phạm
Kinhtedothi - Các sai phạm chủ yếu liên quan đến công tác quản lý, sử dụng đất trước và sau cổ phần hóa; công tác quản lý, cấp phép lao động đối với người lao động nước ngoài; việc mua sắm vật tư y tế phục vụ phòng chống dịch Covid-19.

Đà Nẵng siết chặt quản lý về kinh doanh karaoke
Kinhtedothi - Bên cạnh tổng rà soát hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn, Đà Nẵng sẽ có quy định yêu cầu 100% quán karaoke phải có lối thoát hiểm thứ hai.

Đà Nẵng: Tàu cá bốc cháy dữ dội khi neo ở âu thuyền Thọ Quang
Kinhtedothi - Chiều 14/9, một tàu cá biển hiệu Nghệ An khi đang neo đậu tại âu thuyền cảng cá Thọ Quang (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) bốc cháy dữ dội.