Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Triển khai vaccine Covid-19 thành công, Anh có dấu hiệu phục hồi kinh tế

Hoài Phương (Theo AP)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Kết quả hoạt động trong tháng 3/2021 của Anh cho thấy dấu hiệu đầy hứa hẹn đối với nền kinh tế thời gian tới, sau khi các lệnh phong tỏa vì đại dịch được nới lỏng.

Hình ảnh một người đi ngang qua cửa hàng quần áo tạm thời đóng cửa trên phố Regent ở trung tâm London. Ảnh: AP

Trong 3 tháng đầu năm 2021, tỷ lệ tăng trưởng hàng quý của Anh giảm 1,5% do phải thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội để hạn chế dịch bệnh. Đến ngày 12/5, văn phòng Thống kê Quốc gia báo cáo nền kinh tế nước Anh đã tăng trưởng trở lại với tốc độ 2,1% hàng tháng vào tháng 3, khi đất nước bắt đầu nới lỏng một số hạn chế, đặc biệt là cho phép các trường học mở cửa trở lại.

Cơ quan này cho biết sự phục hồi mạnh mẽ trong tháng 3/2021 là nhờ vào lĩnh vực bán lẻ và sự trở lại của các trường học. Lĩnh vực xây dựng và sản xuất cũng đi vào ổn định do các doanh nghiệp đã thích ứng với đại dịch.

Tuy nhiên, bất chấp sự phục hồi trong tháng 3, tăng trưởng của Anh vẫn thấp hơn 8,7% so với trước đại dịch.

Dù vậy, Giám đốc Kho bạc nhà nước Rishi Sunak cho biết kết quả này là "một dấu hiệu đầy hứa hẹn của nền kinh tế trong thời gian tới". Vẫn có thể hy vọng nền kinh tế Anh sẽ bù đắp nhiều hơn thiệt hại do đại dịch gây ra, khi các hạn chế được nới lỏng nhờ tỷ lệ nhiễm Covid-19 giảm mạnh và triển khai chương trình tiêm vaccine thành công. Ngân hàng Trung ương Anh thậm chí còn cho rằng sẽ bù đắp lại được tất cả các khoản lỗ liên quan đến Covid-19 vào cuối năm nay.

Kể từ khi các trường học mở cửa trở lại vào đầu tháng 3, lệnh đóng cửa đã được nới lỏng hơn. Các quán rượu và nhà hàng được phép phục vụ khách hàng bên ngoài, và các cửa hàng được phép mở cửa trở lại. Những tuần tới sẽ còn được nới lỏng hơn nữa và đưa cuộc sống của người dân dần trở nên bình thường.

Ngoài ra, xuất khẩu hàng hóa sang Liên minh châu Âu đã tăng trong tháng 3/2021 và gần như trở lại như cũ, nhưng nhập khẩu từ châu Âu lần đầu tiên bị vượt xa so với nhập khẩu ngoài EU.