Kinhtedothi - Ngày 6/10, Triều Tiên đã phóng 2 tên lửa đạn đạo tầm ngắn ra vùng biển phía Đông nước này, ngay sau khi Mỹ điều động một tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân tới vùng biển phía Đông Bán đảo Triều Tiên.
Màn hình tivi chiếu chương trình tin tức về vụ phóng tên lửa Triều Tiên tại ga tàu Seoul, Hàn Quốc hôm 4/10. Ảnh: Yonahap
Yonhap đưa tin, theo thông báo của Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS), vụ phóng này được thực hiện từ khu vực Samsok ở Bình Nhưỡng trong khoảng thời gian từ 6h01 đến 6h23 sáng, song không cung cấp thêm các chi tiết khác.
JCS cũng cho biết đang tăng cường giám sát mọi diễn biến và quân đội nước này đang duy trì trạng thái sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với Mỹ. "Trong khi tăng cường giám sát và cảnh giác, quân đội của chúng tôi đang duy trì tư thế sẵn sàng toàn diện khi hợp tác chặt chẽ với Mỹ" - JCS cho biết trong một tin nhắn gửi tới các phóng viên.
Vụ phóng tên lửa diễn ra chỉ 1 ngày sau khi Washington triển khai tàu sân bay USS Ronald Reagan tới vùng biển phía đông Hàn Quốc để tham gia một cuộc tập trận chung.
Theo Hãng tin Kyodo, một quan chức chính phủ Nhật Bản cho biết các tên lửa đạn đạo đã rơi bên ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản.
Phát biểu với báo giới ngay sau khi nhận được thông báo về các vụ phóng tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã chỉ trích việc Triều Tiên liên tục bắn tên lửa trong một khoảng thời gian ngắn là "hoàn toàn không thể chấp nhận được".
Vụ phóng mới nhất của Triều Tiên được thực hiện chỉ hai ngày sau khi Bình Nhưỡng phóng một tên lửa đạn đạo tầm trung mà được cho là đã bay qua lãnh thổ Nhật Bản. Vụ việc đã khiến Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước khác lên án mạnh mẽ.
Kinhtedothi - Việc Triều Tiên lại phóng tên lửa được bên ngoài dự đoán từ trước đấy. Kể từ đầu năm 2022 cho tới thời điểm hiện tại, Triều Tiên đã tiến hành nhiều lần phóng nhiều tên lửa hơn hẳn tất cả những năm trước đấy.
Kinhtedothi - Sáng 4/10, quân đội Hàn Quốc thông báo Triều Tiên vừa phóng một tên lửa đạn đạo chưa xác định được chủng loại về phía vùng biển phía Đông nước này.
Kinhtedothi - EU đang đặt cược vào khí LNG của Mỹ để thay thế nguồn cung khí đốt từ Nga, song các chuyên gia cảnh báo rằng điều này có thể vô tình đẩy khối rơi vào một vòng xoáy phụ thuộc mới với Washington.
Kinhtedothi - Ngày 14/4, tàu BRP Gabriela Silang (OPV-8301) - tàu tuần duyên hiện đại thuộc Lực lượng Bảo vệ bờ biển Philippines - đã chính thức cập cảng Tiên Sa (thành phố Đà Nẵng), bắt đầu chuyến thăm xã giao Việt Nam từ ngày 14 đến 17/4/2025.
Kinhteothi - Nhiều quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU), bao gồm cả những “ông lớn” như Đức, Pháp, Bỉ và Italia, kịch liệt phản đối kế hoạch tịch thu khoảng 300 tỷ USD tài sản Nga bị đóng băng để viện trợ quân sự cho Ukraine.
Kinhtedothi - Tổng Thư ký ASEAN, Tiến sĩ Kao Kim Hourn vừa đưa ra lời cảnh báo trên, đồng thời kêu gọi các nước trong khu vực tăng cường liên kết và khai thác sức mạnh từ thị trường với dân số hơn 600 triệu người.
Kinhtedothi - Giáo sư Brett Neiman - chuyên gia kinh tế nổi tiếng từ Đại học Chicago của Mỹ, nói rằng ông cảm thấy sốc khi phát hiện cách tính các gói thuế đối ứng của Mỹ đã dựa vào nghiên cứu của chính ông và một số chuyên gia khác.