Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Triều Tiên tổ chức Đại hội Đảng sau 36 năm: Cơ hội củng cố quyền lực

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Đại hội đảng lần thứ VII trong lịch sử CHDCND Triều Tiên diễn ra sau 36 năm trì hoãn đã trở thành tâm điểm chú ý của cộng đồng quốc tế.

Đây là thời điểm cơ quan cầm quyền tối cao tại Triều Tiên sẽ bàn bạc, quyết định các chính sách lớn nhất của đất nước, xem xét lại các dự án trước đây, cải tổ hệ thống, quan chức cũng như sửa đổi những quy định.

Củng cố quyền lực

Kể từ đầu năm, dư luận không ngừng dậy sóng trước những màn phóng tên lửa, thử hạt nhân và truyền thông nước ngoài cũng đánh giá kinh tế Triều Tiên dần kiệt quệ do cấm vận. Do đó, theo các nhà quan sát, chính quyền lãnh đạo Kim Jong-un quyết định tổ chức kỳ đại hội này nhằm mục đích chứng tỏ khả năng lãnh đạo một quốc gia ổn định. Kỳ đại hội cũng được lãnh đạo Kim sử dụng để “trẻ hóa”, củng cố bộ máy quyền lực của mình. Theo đó, ông Kim Yong-nam, 88 tuổi, Chủ tịch của Bộ Chính trị T.Ư Đảng Lao động Triều Tiên sẽ rời vị trí vì tuổi tác.
Đại hội đảng lần thứ VII của CHDCND Triều Tiên được dư luận quốc tế rất quan tâm.
Đại hội đảng lần thứ VII của CHDCND Triều Tiên được dư luận quốc tế rất quan tâm.
Thay vào đó, ông Choe Ryong-hae, được xem là nhân vật số 2 của Triều Tiên, từng là thành viên của Đoàn Chủ tịch trên, có thể được bầu vào vị trí của ông Kim Yong-nam. Đồng thời, bà Kim Yo-jong, em gái lãnh đạo Kim Jong-un, đang giữ chức Phó Giám đốc của một cơ quan thuộc Ủy ban T.Ư Đảng Lao động Triều Tiên, nhiều khả năng sẽ được cất nhắc lên vị trí cao hơn, thay thế người đứng đầu cơ quan tuyên truyền của Triều Tiên là Kim Ki Nam, đã 86 tuổi. “Mục tiêu của kỳ đại hội này nhằm làm nổi bật quyền lực của lãnh đạo Kim Jong-un”, theo phóng viên Mike Chinoy của BBC.

Sự vắng mặt của đại diện Trung Quốc trong số phái đoàn được mời tham dự đại hội cũng đặt dấu hỏi về khả năng rạn nứt trong quan hệ hai bên. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng chính quyền Bình Nhưỡng đặt mục tiêu về quan hệ đối nội trên đối ngoại trong lần đại hội này.

Phát triển kinh tế song hành vũ khí hạt nhân

Nếu dấu ấn của cựu lãnh đạo Kim Jong-il là chính sách tập trung hàng đầu cho quân sự quốc phòng, tới thời ông Kim Jong-un, điều này đã thay đổi. Phát triển kinh tế dưới thời ông Kim Jong-un đã được coi trọng hơn, tuy nhiên còn chưa đủ.

Năm 2013, ông Kim Jong-un đưa ra chính sách mang tên “byungjin” kêu gọi tái thiết kinh tế song hành với phát triển hạt nhân. Chính sách này có nội dung, dựa trên cơ sở vũ khí hạt nhân tăng cường an ninh, từ đó quốc gia có thể tập trung phát triển kinh tế. Mỹ và Hàn Quốc luôn khẳng định byungjin là chính sách thiếu hiệu quả và tuyên bố tăng cường các lệnh cấm vận cho tới khi tiến trình phát triển vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng được giới hạn. Kết quả là kinh tế Triều Tiên phải chịu ảnh hưởng nghiêm trọng do lệnh cấm vận của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc với quy mô xuất khẩu lao dốc còn một nửa kể từ khi lệnh này có hiệu lực. Sửa đổi hay tái quyết tâm theo đuổi chính sách kép này là điều các nhà quan sát trông chờ từ phía ông Kim Jong-un. Bài toán kinh tế sẽ tiếp tục là phép thử cho khả năng của vị lãnh đạo sau kỳ đại hội này.