Kinhtedothi - Truyền thông nhà nước Triều Tiên ngày 19/12 cho biết nước này đã tiến hành cuộc thử nghiệm “giai đoạn cuối, quan trọng” trong việc phát triển các vệ tinh do thám tại cơ sở phóng tên lửa ở khu vực Tây Bắc của Triều Tiên.
Hình ảnh dường như từ một cuộc thử nghiệm liên quan đến vệ tinh trinh sát. Bức ảnh không ghi rõ ngày, được công bố vào 19/12. Ảnh: KCNA
Theo hãng thông tấn Triều Tiên (KCNA), Cơ quan Phát triển Hàng không Vũ trụ Quốc gia (NADA) của Bình Nhưỡng hôm 18/12 đã tiến hành thử nghiệm tại trạm phóng vệ tinh Sohae ở phía Tây Bắc, nhằm xem xét khả năng chụp ảnh vệ tinh, truyền dữ liệu và hệ thống kiểm soát trên mặt đất.
Người phát ngôn giấu tên của NADA cho hay Triều Tiên đã phóng các phương tiện mang theo một vệ tinh thử nghiệm lên độ cao 500km. Theo quan chức này, Triều Tiên sẽ “hoàn thành việc chuẩn bị cho vệ tinh do thám quân sự đầu tiên vào tháng 4/2023”.
Hiện chưa rõ liệu Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có giám sát vụ phóng thử tên lửa trong ngày Chủ nhật hay không. Hồi tháng 2 và tháng 3 năm nay, Triều Tiên đã phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Hwasong-17, đồng thời tuyên bố đây là các đợt thử nghiệm vệ tinh do thám.
Trước đó, hôm 18/12, quân đội Hàn Quốc thông báo Triều Tiên đã phóng 2 tên lửa đạn đạo tầm trung (MRBM) ra vùng biển phía Đông nước này. Theo Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS), các vụ phóng được thực hiện từ Tongchang-ri, tỉnh Bắc Pyongan, trong khoảng thời gian từ 11h13 và 12h05 cùng ngày.
Triều Tiên đã tiến hành số vụ thử tên lửa chưa từng có trong năm nay, bao gồm một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có thể vươn tới lãnh thổ Mỹ.
Bình Nhưỡng đã thử nghiệm các hệ thống vệ tinh, và Nhà lãnh đạo Kim Jong-un từng cho biết việc theo đuổi vệ tinh trinh sát nhằm cung cấp thông tin thời gian thực về các hành động quân sự của Mỹ và các đồng minh.
Kinhtedothi - Triều Tiên chỉ trích việc Hàn Quốc thúc đẩy các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với nước này sau các vụ phóng tên lửa gần đây của Bình Nhưỡng.
Kinhtedothi - EU đang đặt cược vào khí LNG của Mỹ để thay thế nguồn cung khí đốt từ Nga, song các chuyên gia cảnh báo rằng điều này có thể vô tình đẩy khối rơi vào một vòng xoáy phụ thuộc mới với Washington.
Kinhtedothi - Ngày 14/4, tàu BRP Gabriela Silang (OPV-8301) - tàu tuần duyên hiện đại thuộc Lực lượng Bảo vệ bờ biển Philippines - đã chính thức cập cảng Tiên Sa (thành phố Đà Nẵng), bắt đầu chuyến thăm xã giao Việt Nam từ ngày 14 đến 17/4/2025.
Kinhteothi - Nhiều quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU), bao gồm cả những “ông lớn” như Đức, Pháp, Bỉ và Italia, kịch liệt phản đối kế hoạch tịch thu khoảng 300 tỷ USD tài sản Nga bị đóng băng để viện trợ quân sự cho Ukraine.
Kinhtedothi - Tổng Thư ký ASEAN, Tiến sĩ Kao Kim Hourn vừa đưa ra lời cảnh báo trên, đồng thời kêu gọi các nước trong khu vực tăng cường liên kết và khai thác sức mạnh từ thị trường với dân số hơn 600 triệu người.
Kinhtedothi - Giáo sư Brett Neiman - chuyên gia kinh tế nổi tiếng từ Đại học Chicago của Mỹ, nói rằng ông cảm thấy sốc khi phát hiện cách tính các gói thuế đối ứng của Mỹ đã dựa vào nghiên cứu của chính ông và một số chuyên gia khác.