Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Trung Đông “béo bở” như thế nào trong mắt nhà đầu tư?

Tùng Lâm
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Hàng nghìn tỷ USD đổ vào Trung Đông đã biến khu vực này trở thành một trong những nơi “hút vốn” nhất thế giới.

Hình ảnh máy bay phản lực Dassault Falcon tại Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Nguồn: CNBC
Hình ảnh máy bay phản lực Dassault Falcon tại Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Nguồn: CNBC

Những dòng tiền hối hả

Chắc hẳn, việc Trung Đông giàu lên từ dầu mỏ đã không còn mấy xa lạ với chúng ta. Theo Sovereign Wealth Fund Institute, 10 quỹ đầu tư công lớn nhất trong khu vực này đã quản lý tổng cộng gần 4 nghìn tỷ USD - nhiều hơn tổng sản phẩm quốc nội của các siêu cường Pháp hay Anh.

Không chỉ vậy, hiện nay khu vực này còn gây ấn tượng mạnh bởi sự đa dạng của các dòng chảy đầu tư.

Thay vì đổ vốn ra bên ngoài như trước đây, Trung Đông giờ đây đang hút vốn từ các nhà đầu tư mạo hiểm cho đến sáng lập các công ty trong lĩnh vực tiên tiến như fintech, chuyển đổi số và năng lượng tái tạo.

“Trước đây, dòng chảy đầu tư chỉ từ trong ra ngoài. Bây giờ là hai chiều khi khu vực này thu hút ngày càng nhiều nhà đầu” - Marc Nassim, đối tác và giám đốc điều hành tại ngân hàng đầu tư Awad Capital tại DuBai cho biết.

Các nhà đầu tư trong khu vực, đặc biệt là những quỹ đầu tư công giờ đây đã có nhiều toan tính hơn trong việc đầu tư.

Stephen Heller, đối tác sáng lập của quỹ đầu tư AlphaQ có trụ sở tại Đức, cho biết: “Hiện tại, Trung Đông đang ổn định hơn so với châu Âu khi mà tình hình an ninh, kinh tế của lục địa già đang bộc lộ nhiều bất ổn”.

Ông cho biết thêm: “Ngày nay, tiềm năng để phát triển kinh doanh ở UAE và Ả Rập Saudi là vô cùng lớn. Nếu bạn có tiềm lực kỹ thuật mạnh mẽ, bạn có thể thu được những kết quả tốt đẹp khi đến đây”.

Khi giá dầu tăng trở lại trong hai năm qua, các quỹ đầu tư công ở khu vực này đã chi tiêu mạnh. Chỉ riêng 2022, năm quỹ khu vực hàng đầu gồm ADIA, ADQ và Mubadala của Abu Dhabi, PIF của Ả Rập Saudi và QIA của Qatar đã chi tổng cộng hơn 73 tỷ USD.

Ngược lại, giá trị tài sản của các quỹ tài sản công trên toàn cầu đã giảm từ 11,5 nghìn tỷ USD xuống còn 10,6 nghìn tỷ USD từ năm 2021 đến năm 2022 – Theo Global SWF. Bên cạnh đó, tài sản do các quỹ hưu trí công nắm giữ cũng cho thấy dấu hiệu giảm khi mà thị trường chứng khoán và trái phiếu suy thoái nghiêm trọng.

Theo báo cáo năm 2023 của Global SWF: “Năm trong số mười nhà đầu tư tích cực nhất đến từ Trung Đông và ADIA hiện là nhà phân phối lớn nhất thế giới cho các quỹ phòng hộ. Đồng thời, các quỹ tài sản công của GCC cũng đóng vai trò quan trọng trong thời kỳ đại dịch trước đây và thời kỳ khó khăn về tài chính như hiện nay”.

Vì vậy, việc đổ xô vào khu vực này là hiển nhiên khi mà các quỹ của các tổ chức phương Tây đang gặp vô vàn khó khăn.

Không còn tình trạng 'tiền ngu'

So với việc chỉ đổ tiền đầu tư vào những lĩnh vực dễ đoán hoặc theo số đông thì giờ đây các nhà đầu tư ở khu vực này đã trở nên tinh vi và có chọn lọc hơn.

Nassim của Awad Capital cho biết: “Các nhà đầu tư trong khu vực, đặc biệt là các quỹ công, giờ đây đã đầu tư có tính đoán hơn. Không chỉ vậy, hiện có rất nhiều quỹ từ Mỹ, Mỹ Latinh, châu Âu và Đông Nam Á đến đây huy động vốn và việc đầu tư cũng trở nên có chọn lọc hơn”.

Đặc biệt, tại UAE, các cải cách tự do hóa, cách phòng chống đại dịch Covid-19 đáng khen ngợi cũng như thiện chí hợp tác kinh doanh với bất kỳ đối tác nào – kể cả với Israel hay Nga – đã nâng cao hình ảnh của họ đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Ở Ả-rập Xê-út, các nhà đầu tư tài chính bị thu hút bởi những cải cách mang tính lịch sử và thị trường tăng trưởng mạnh với gần 40 triệu người, trong đó khoảng 70% dân số dưới 34 tuổi.

Tiền từ các quỹ của GCC vẫn chủ yếu được chuyển đến các thị trường phát triển, đặc biệt là Mỹ và châu Âu. Trong đó, tập trung đầu tư vào các lĩnh vực như năng lượng tái tạo, biến đổi khí hậu, công nghệ sinh học, nông nghiệp và chuyển đổi số.

Tuy nhiên, trong một ngày u ám, mọi thứ đều có thể xảy ra. Điển hình là cách đây không lâu, đại dịch đã đẩy giá dầu xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ, buộc các quốc gia Trung Đông phải kiểm soát chi tiêu và đưa ra các loại thuế mới. Ả-rập Xê-út và UAE nói riêng đang đa dạng hóa đầu tư với những mục tiêu dài hạn.