Trung Quốc yêu cầu dán nhãn AI để chống lan truyền tin giả
Quy định này được ban hành ngày 15/3 bởi Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc (CAC) cùng Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin, Bộ Công an, Tổng cục Phát thanh và Truyền hình quốc gia Trung Quốc. Theo đó, các nội dung như văn bản, hình ảnh, video, âm thanh và các sản phẩm kỹ thuật số khác được tạo ra hoặc tổng hợp bởi công nghệ AI đều phải gắn nhãn nhận dạng.
Cụ thể, nhãn thông tin này sẽ bao gồm hai hình thức: nhãn hiển thị công khai, giúp người dùng dễ dàng nhận biết trực tiếp thông qua hình ảnh, chữ viết hoặc âm thanh, và nhãn ngầm gắn trong siêu dữ liệu, lưu trữ thông tin về nguồn gốc, nhà cung cấp dịch vụ và mã định danh nội dung.

Ngoài ra, với các nội dung được tạo bằng công nghệ deepfake, vốn có thể dễ dàng gây nhầm lẫn cho người xem, cơ quan chức năng yêu cầu các nền tảng trực tuyến phải đặt nhãn nhận dạng tại vị trí nổi bật, rõ ràng.
Quy định này được ban hành trong bối cảnh công nghệ AI đã bị lợi dụng để tạo ra nhiều tin giả trên không gian mạng ở Trung Quốc suốt thời gian qua. Điển hình trong số này là tin đồn gây hoang mang dư luận về tỷ lệ tử vong của những người sinh vào thập niên 1980 tại Trung Quốc. Nhiều người nổi tiếng như diễn viên Cận Đông cũng đã trở thành nạn nhân của video giả mạo, sử dụng công nghệ AI sao chép khuôn mặt và giọng nói với mục đích xấu.
ĐỌC NGAY: Trung Quốc thúc đẩy bảo vệ an ninh mạng trong phát triển AI
Tại kỳ họp Quốc hội và Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc mới đây, các đại biểu như ông Lôi Quân, nhà sáng lập Xiaomi, và diễn viên Cận Đông đã đề xuất xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý để quản lý và kiểm soát nghiêm ngặt nội dung do AI tạo ra.

"Một số khán giả thích phim và chương trình truyền hình của tôi đã bị lừa bởi các video deepfake sao chép khuôn mặt của tôi, đây là hành vi rất ác ý. Tôi hy vọng các quy định liên quan có thể được thiết lập và tăng cường", diễn viên Cận Đông nhấn mạnh về tác hại và yêu cầu siết chặt các quy định về quản lý nội dung trí tuệ nhân tạo trong hai phiên họp.
Theo giới chuyên gia, việc áp dụng các quy định mới này sẽ giúp hạn chế đáng kể tình trạng thông tin sai lệch tràn lan, góp phần xây dựng môi trường mạng minh bạch và an toàn hơn tại Trung Quốc.

Hãng smartphone Trung Quốc "bơm" 10 tỷ USD để thúc đẩy AI
Kinhtedothi - Động thái đầu tư 10 tỷ USD trong 5 năm tới để phát triển hệ sinh thái thiết bị AI đánh dấu tham vọng mở rộng của Honor từ một nhà sản xuất smartphone thành tập đoàn công nghệ đa nền tảng hàng đầu Trung Quốc.

Công nghệ trí tuệ nhân tạo đang bùng nổ tại Trung Quốc
Kinhtedothi - Từ những robot chơi cờ vua trong phòng khách ở Bắc Kinh đến các dây chuyền sản xuất thông minh ở Thâm Quyến, trí tuệ nhân tạo (AI) không còn là khái niệm trừu tượng, mà đang trở thành động lực chính cho sự tăng trưởng kinh tế và chuyển đổi xã hội Trung Quốc.

“Bộ tứ siêu đẳng” Trung Quốc: kỳ vọng thay đổi tương lai công nghệ toàn cầu
Kinhtedothi - Được mệnh danh là "Bộ tứ siêu đẳng" (China’s Fantastic Four), họ chính là những người dẫn đầu lực lượng trẻ của Trung Quốc trong tham vọng chinh phục đỉnh cao công nghệ thế giới.