Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Trước cuộc vượt biên "tử thần" sang Anh, người Việt ở đâu?

Liên Hà (Theo The Guardian)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngôi trại cũ với cái tên “Vietnam City” (Thành phố Việt Nam) ở miền bắc nước Pháp là nơi tạm trú của những người Việt với "giấc mơ Anh".

Khu trại cách khoảng 100km về phía đông nam thành phố Calais nước Pháp, trở thành “cứ điểm” trung chuyển của các kẻ buôn người bởi vị trí gần các trạm dịch vụ trên đường cao tốc nơi tài xế xe tải dừng lại để nghỉ ngơi, trước đi đến bến phà để vượt biên qua Anh. An ninh ở đây cũng lỏng lẻo hơn ở gần cảng, do đó việc nhồi nhét số người nhập cư trái phép này vào các phương tiện vượt biên trở nên dễ dàng hơn.

 Khu trại tạm Vietnam City ở miền bắc nước Pháp. Ảnh: Pacific Links Foundation

Mặc dù đã tồn tại hơn một thập kỷ, việc nằm ẩn mình tại rìa thị trấn Angres giúp trang trại này trốn khỏi tầm mắt của lực lượng cảnh sát Pháp, trong khi những nỗ lực của chính quyền Anh trong việc chống nạn buôn lậu người Việt qua Pháp vẫn còn khiêm tốn.

Theo The Guardian, số người Việt này tới Anh với kỳ vọng lao động bất hợp pháp trong các trang trại cần sa, tiệm làm móng và nhà hàng sẽ giúp họ đổi đời. Những bức ảnh chưa từng được công bố trước đây cho thấy điều kiện sống tồi tàn của những người này. Họ nấu nướng và ngủ trong điều kiện không an toàn trong doanh trại mỏ bỏ hoang, hệ thống mái có thể sập bất cứ lúc nào, trong mùa đông lạnh giá cũng không có hệ thống sưởi.

 Thức ăn được tiếp tế cho khu trại 1-2 lần/tuần. Ảnh: Pacific Links Foundation. 

Vấn đề buôn bán và bóc lột người Việt Nam trong các trang trại cần sa và các tiệm làm móng ở Anh là chủ đề của một báo cáo từ Ủy viên chống nô lệ của Anh, Kevin Hyland năm 2017. Trong những năm gần đây, cảnh sát đã nhiều lần đột kích các trang trại cần sa trên khắp Vương quốc Anh. Đầu năm 2017, một hầm ngầm hạt nhân bỏ hoang ở Wiltshire bị phát hiện được chuyển đổi thành trang trại cần sa, với 4 công nhân Việt Nam bị nhốt bên trong, cùng nhiều vụ việc tương tự. 

Bà Chloe Setter, trưởng bộ phận vận động, chính sách và chiến dịch tại tổ chức Ecpat UK  về buôn bán trẻ em ở Anh nhận định: “Việt Nam gần như luôn là quốc gia trong danh sách hàng đầu có người lớn và trẻ em bị buôn bán ở Anh. Đỉnh điểm là sự xuất hiện của trang trại “Vietnam city” ở miền bắc nước Pháp, nơi nhiều người Việt Nam tạm trú trước khi tới Anh” . Tuy nhiên, dường như có rất ít nỗ lực của chính quyền Anh hoặc Pháp để ngăn chặn hoặc triệt phá nạn buôn người Việt Nam sang Anh, mặt khác ý thức của cộng đồng này về những rủi ro vẫn còn thấp.

Chuyên gia Mimi Vu, thuộc Tổ chức từ thiện chống buôn người Thái Bình Dương có trụ sở tại Việt Nam, đã đến thăm khu trại này nhiều lần. Trong một chuyến thăm hồi tháng 5/2017, bà bắt gặp 39 người di cư tại đây, trong đó có cả trẻ vị thành niên.Tất cả mọi người trong trại đều có dự tính sẽ qua Anh làm việc trong các tiệm làm móng, dù không ai có kinh nghiệm hoặc được đào tạo trước đó. Tất cả đều tin tưởng rằng họ sẽ dễ dàng tìm được công việc dễ dàng ở Anh và không ai muốn ở lại Pháp. Một số người hiểu rủi ro khi chọn “đầu quân” cho các trang trại cần sa trái phép ở Anh nhưng vẫn lao vào, một phần vì lời đường mật của những kẻ đầu mối buôn người, mặt khác không thực sự tin bản thân sẽ gặp những rủi ro này.

Một nghiên cứu do tổ chức từ thiện France TerreHotelsile công bố cho thấy hầu hết những người nhập cư trái phép này tới từ những vùng nông thôn nghèo của Việt Nam, nơi mức lương trung bình cho những người làm lao động nông nghiệp chưa tới 88 bảng (2,6 triệu đồng)/tháng. Một số người đã trả tới 33.000 bảng (990 triệu đồng) cho các cơ quan để được tới Anh lao động, trong khi số khác bị lừa vào những đường dây buôn người, tin rằng họ sẽ nhận được công việc hợp pháp ở xứ sở sương mù.