TS Hoàng Dương Tùng: Cần có sự đồng hành của người dân, doanh nghiệp - Ảnh 1

Ô nhiễm không khí vốn không phải là vấn đề mới của Hà Nội, thế nhưng cứ “đến hẹn lại lên”, nhất là vào thời điểm giao mùa hay tiết trời nồm, ẩm, sương mù  của những ngày đầu Xuân năm mới, những lo lắng về sức khỏe người dân Thủ đô lại đẩy lên cao trào, bởi chỉ số chất lượng không khí (AQI) xuất hiện những tín hiệu cảnh báo mất an toàn với các màu nâu, đỏ, thậm chí là màu tím.

Trao đổi về thực trạng này, TS Hoàng Dương Tùng – Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho rằng, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trườnghiệu quả, không chỉ trông chờ trách nhiệm của lãnh đạo TP, chính quyền sở tại mà phải có sự đồng hành của người dân, doanh nghiệp, vì  tất cả đều là người cùng hưởng cùng chịu. Vậy nên, “ông mất chân giò, bà phải thò chai rượu”, trên đời này không có gì là miễn phí.

 

TS Hoàng Dương Tùng: Cần có sự đồng hành của người dân, doanh nghiệp - Ảnh 2

Thưa TS Hoàng Dương Tùng! Là người luôn tâm huyết với công tác bảo vệ môi trường của Thủ đô, ông đánh giá thế nào về chất lượng không khí của Hà Nội những ngày đầu Xuân năm mới Giáp Thìn năm 2024?

-Tôi vẫn có thói quen theo dõi chỉ số AQI mỗi ngày, nhất là của Hà Nội. Không chỉ xem trên trang moitruongthudo mà còn tham khảo ở nhiều kênh khác nhau để tự đánh giá, so sánh thay đổi chất lượng không khí của Hà Nội nói riêng và một số vùng khác nói chung trên cơ sở kiến thức và kinh nghiệm đã tích lũy được trong thời gian công tác trước đây.

TS Hoàng Dương Tùng: Cần có sự đồng hành của người dân, doanh nghiệp - Ảnh 3

Tôi cho rằng, chất lượng không khí Hà Nội diễn biến khá phức tạp, thay đổi theo năm, theo mùa thậm chí theo ngày theo giờ. Mùa đông, nhất là vào thời điểm giao mùa Thu- Đông, Đông -Xuân, tiết trời nồm, ẩm, sương mù như những ngày đầu Xuân vừa qua làm cho chất lượng không khí kém đi, thậm chí có ngày ngồi trong nhà cũng cảm thấy khó thở. Điều này không có gì bất thường đối với một số tỉnh phía Bắc trong đó có Hà Nội. Trong điều kiện khí tượng không thuận lợi như lặng gió, độ ẩm cao, nhiệt độ thấp khí thải lưu cữu ở tầng thấp không phát tán được sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng, khiến cho AQI có chỉ số xấu như mấy ngày đầu tháng 1/2024 hay những ngày đầu Xuân vừa qua. Tuy nhiên, khi gió mùa Đông Bắc về,  hay mưa lớn một chút thì chất lượng không khí tốt hơn nhiều vì khí bụi được khuếch tán hoặc rửa trôi.

TS Hoàng Dương Tùng: Cần có sự đồng hành của người dân, doanh nghiệp - Ảnh 4
TS Hoàng Dương Tùng: Cần có sự đồng hành của người dân, doanh nghiệp - Ảnh 5

Nói như vậy có phải thời tiết là nguyên nhân khiến chất lượng không khí của Hà Nội kém đi không, thưa ông?

-Ồ không, điều kiện thời tiết không phải là nguyên nhân gây ô nhiễm mà là yếu tố khách quan làm tăng hay giảm nồng bộ bụi được phát tán từ các hoạt động của con người. Tuy nhiên, qua lăng chiếu của thời tiết để chúng ta nắm được phần nào thực  trạng bụi mịn PM2.5 ở Hà Nội. Thực tế có nhiều ngày rất đáng quan ngại.

“Quan ngại”  ở đây có phải là sự gia tăng của bụi mịn?

- Đúng như vậy. Chúng ta có thể kiểm tra lại khoảng thời gian đầu tháng của tháng 12/2023, tháng 1&2/2024,  chỉ số AQI rất cao chứng tỏ nồng độ bụi mịn PM2.5 tại Hà Nội  cao so với tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và quy chuẩn quốc gia  (với bụi mịn PM2.5 theo Quy chuẩn Việt Nam là dưới 50µg/m³ hàng ngày).

TS Hoàng Dương Tùng: Cần có sự đồng hành của người dân, doanh nghiệp - Ảnh 6

Tôi được biết, ông cũng từng nhiều lần đăng đàn cho rằng, nguyên nhân dẫn tới ô nhiễm không khí của Hà Nội chủ yếu là từ phương tiện giao thông như ô tô, xe máy (chạy bằng xăng, dầu); từ các hoạt động sản xuất công nghiệp tại các nhà máy, các làng nghề; từ các hoạt động xây dựng đô thị và từ đốt rác, đốt rơm rạ sau thu hoạch,…Ở thời điểm này, ông có còn cho do nguyên nhân nào khác không?

-Những nguồn thải đó vẫn là những nguyên nhân chủ yếu nhưng cần nói rõ hơn là không chỉ các nguồn thải đó trực tiếp trên địa bàn Hà Nội mà còn bị ảnh hưởng bởi các nguồn phát thải này ở các vùng lân cận dồn về.

TS Hoàng Dương Tùng: Cần có sự đồng hành của người dân, doanh nghiệp - Ảnh 7

Còn có một nguồn thải nữa, tôi cho là mới cần phải hết sức chú ý, đó những nhà máy đốt rác. Nguồn này mới xuất hiện vài năm trở lại đây nhưng chúng ta chưa để ý đến nó, dù một số địa phương khác cũng bắt đầu “ngấm đòn” vì những phát thải gây ô nhiễm môi trường không khí trong đó có thể có những chất vô cùng độc hại như dioxin/furan. Vậy nên, lãnh đạo Hà Nội cần phải lưu tâm và có giải pháp đối với nguồn thải này.

Còn tỉ lệ, khối lượng, phần trăm tính toán mỗi nguồn thải là bao nhiêu thì phải qua kiểm kê nguồn thải mới biết chính xác được. Việc kiểm kê này, Hà Nội vẫn chưa thực hiện được nên chưa có lộ trình giảm phát thải cụ thể cho mỗi ngành, nghề, quận/huyện. Vậy nên hiệu quả không rõ rệt, bằng chứng là vẫn còn sắc nâu, sắc đỏ, sắc tím của chỉ số AQI ở nhiều ngày trong năm.

TS Hoàng Dương Tùng: Cần có sự đồng hành của người dân, doanh nghiệp - Ảnh 8

Ông cho rằng, Hà Nội chưa có lộ trình cho việc giảm phát thải cụ thể nhưng thực tế Hà Nội đã có lộ trình trong việc giảm phát thải cho lĩnh vực giao thông (ví dụ hạn chế xe cá nhân, phát triển xe công công cộng, xe điện); Hà Nội đã và đang triển khai hạn chế đốt rơm rạ, thay thế bếp than tổ ong, cải tạo- xử lý ô nhiễm sông hồ;… và đã đạt được con số cũng ấn tượng, theo báo cáo từ Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.

 

-Những nỗ lực của Hà Nội trong việc bảo vệ môi trường, cải thiện chất lượng không khí là rất đáng ghi nhận, không thể phủ nhận. Đúng như chị nói. Và tôi cũng biết. Có điều, dù mặt trận nào Hà Nội cũng  triển khai, lĩnh vực nào Hà Nội cũng “xông pha” nhưng chưa quyết liệt, chưa đi đến cùng giải quyết sự việc, còn dàn trải, thậm chí mông lung. Ví như kế hoạch hạn chế/ cấm đốt rơm rạ ở các huyện ngoại thành, dù báo cáo khá đẹp nhưng thực tế Hà Nội hạn chế được bao nhiêu thì chưa rõ ràng và chưa bền vững vì chính sách đối với người nông dân không cụ thể, còn chung chung nặng về hô hào nên quay đi quẩn lại họ lại quay về đốt rơm rạ tự phát. Muốn người nông dân đồng hành thì chính quyền sở tại phải kiên trì với những chính sách, giải pháp kỹ thuật kể cả hỗ trợ kinh phí một cách đồng bộ hợp lý và bền vững phù hợp với từng địa phương. Tôi cho là kinh phí hỗ trợ này không đáng kể so với ngân sách của huyện. Đương nhiên, khi có chính sách hỗ trợ, người dân phải có trách nhiệm thực hiện và không được tái phạm thói quen cũ.  “Ông mất chân giò, bà phải thò chai rượu”,trên đời này làm gì có gì miễn phí không mất công sức mà tạo nên giá trị bền vững. Doanh nghiệp cũng phải có trách nhiệm đồng hành, không thể đứng ngoài cuộc.

TS Hoàng Dương Tùng: Cần có sự đồng hành của người dân, doanh nghiệp - Ảnh 9

Vậy theo ông, Hà Nội phải làm gì để giảm phát thải hiệu quả?

-Như tôi nói ở trên, Hà Nội đã làm rất nhiều việc để bảo vệ môi trường, cải thiện chất lượng không khí nhưng tôi thấy còn dàn trải, chưa có ưu tiên và chưa thực sự quyết liệt. Hà Nội cần có công trình nghiên cứu chuyên sâu, bài bản về nguồn phát thải để có được những số liệu cụ thể mang tính khoa học. Khi có những số liệu tin cậy về nguồn phát thải thì Hà Nội mới có thể đặt ra mục tiêu giảm phát thải trong 5 năm là bao nhiêu, 10 năm là bao nhiêu. Căn cứ mục tiêu chiến lược này, Hà Nội mới phân bổ chỉ tiêu giảm phát thải cụ thể cho từng ngành, nghề, quận/huyện; nên ưu tiên ngân sách giảm phát thải cho lĩnh vực nào mang tính trọng yếu trước; bắt buộc ngành nào, quận/huyện nào phải thực hiện ngay,… Có như vậy mới đến được cái đích cần đến theo lộ trình.

TS Hoàng Dương Tùng: Cần có sự đồng hành của người dân, doanh nghiệp - Ảnh 10

Và để người dân, doanh nghiệp có trách nhiệm hơn với môi trường, Hà Nội phải đẩy mạnh tuyên truyền về chất lượng không khí hàng ngày như trước đây từng làm. Muốn đẩy mạnh tuyên truyền thì số liệu phải đầy đủ và chính xác. Điều này đồng nghĩa với việc, sau khi đầu tư các trạm quan trắc  Hà Nội cần có chế độ bảo trì bảo dưỡng theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Chi phí đầu tư ban đầu rất đáng ghi nhận nhưng chi phí bảo trì nó cũng không phải nhỏ, song, nhất thiết phải làm, nếu Hà Nội thực sự muốn cải thiện chất lượng không khí.

 Xin trân trọng cảm ơn ông!

TS Hoàng Dương Tùng: Cần có sự đồng hành của người dân, doanh nghiệp - Ảnh 11

09:27 02/03/2024