80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tuyên bố mới nhất của ông Putin về thỏa thuận hòa bình Ukraine

Kinhtedothi - Tổng thống Nga Vladimir Putin tái khẳng định cam kết về thỏa thuận hòa bình ở Ukraine trong cuộc điện đàm với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.

Theo văn phòng báo chí Điện Kremlin, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã xác nhận trong cuộc điện đàm với nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan vào ngày 18/7 rằng, ông sẵn sàng tìm kiếm một giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine.

Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Tass

"Về vấn đề Ukraine, ông Vladimir Putin tái khẳng định cam kết nguyên tắc của mình trong việc tìm kiếm một giải pháp chính trị và ngoại giao cho cuộc xung đột", tuyên bố của Điện Kremlin nêu rõ.

Ông Putin cảm ơn ông Erdogan vì đã sẵn sàng tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Nga và Ukraine.

Theo Văn phòng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, ông Erdogan nhấn mạnh Ankara sẽ tiếp tục tổ chức các cuộc đàm phán tại Istanbul "sau khi các bên xác định được thời điểm thích hợp".

Thông cáo của Điện Kremlin cho biết, ông Putin và ông Erdogan đã đề cập đến khả năng tổ chức vòng đàm phán thứ ba giữa Nga và Ukraine tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.

Phái đoàn Nga và Ukraine đã trải qua 2 vòng đàm phán trực tiếp tại Thổ Nhĩ Kỳ trong tháng 5 và tháng 6, tái khởi động các cuộc thảo luận mà Moscow nói Kiev đã đơn phương từ bỏ vào năm 2022 để theo đuổi chiến thắng quân sự với sự hỗ trợ của phương Tây.

Tại cuộc đàm phán hòa bình Nga-Ukraine vào tháng 6, các nhà đàm phán đã trao đổi đề xuất dự thảo, phác thảo tầm nhìn cho một thỏa thuận hòa bình tiềm năng và nhất trí về các cuộc trao đổi tù binh tiếp theo. Kể từ đó, Moscow đã khẳng định sẵn sàng tiếp tục các cuộc đàm phán hòa bình với Kiev.

Sau 2 vòng đàm phán ở Istanbul, Nga và Ukraine đã đạt thỏa thuận trao đổi tù binh theo công thức “1.000 đổi 1.000”, cũng như thỏa thuận trao trả tù binh bị bệnh nặng và tù nhân trẻ dưới 25 tuổi.

Khoảng 6.000 thi thể đã được chuyển giao cho Kiev kể từ vòng đàm phán trực tiếp giữa Nga và Ukraine, và Moscow sẵn sàng trao trả thêm gần 3.000 thi thể nữa, ông Putin phát biểu vào cuối tháng 6 vừa qua.

"Nhưng giờ đây, phía Ukraine phải tiếp nhận hài cốt các binh lính của họ. Sau khi hoàn tất giai đoạn này, Nga sẽ tổ chức vòng đàm phán thứ ba. Nhìn chung, chúng tôi đã sẵn sàng, chỉ cần thống nhất về thời gian và địa điểm", ông Putin nói thêm.

Trong cuộc điện đàm, hai nhà lãnh đạo Nga và Thổ Nhĩ Kỳ cũng thảo luận về các cuộc đụng độ vũ trang giữa lực lượng chính phủ Syria và cộng đồng thiểu số Druze đang diễn ra tại thành phố Sweida trong nhiều ngày qua. Quân đội Israel đã tiến hành không kích miền Nam Syria và thủ đô Damascus, được cho là nhằm “bảo vệ” cộng đồng Druze.

Theo Điện Kremlin, hai Tổng thống Putin và Erdogan đều bày tỏ lo ngại về leo thang căng thẳng tại Syria, đồng thời “nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nhanh chóng ổn định tình hình thông qua đối thoại”.

Trong diễn biến liên quan, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova thông báo tại buổi họp báo ngày 17/7 rằng các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine đang bị Kiev gác lại do muốn né tránh, hoặc vẫn chưa quyết định thời điểm tổ chức vòng đàm phán mới.

Trước đó, ngày 16/7, Điện Kremlin cũng tuyên bố đang chờ tín hiệu từ Ukraine về việc có sẵn sàng tham gia vòng đàm phán trực tiếp mới hay không, cũng như thời điểm có thể tiến hành các cuộc đối thoại hòa bình.

Nga hiện kiểm soát khoảng 20% lãnh thổ Ukraine. Trong các tuyên bố gần đây, Nga liên tục khẳng định lập trường rằng thỏa thuận hòa bình chỉ có thể đạt được với điều kiện Ukraine đảm bảo các yêu cầu như cam kết trung lập, công nhận chủ quyền của Moscow đối với các vùng lãnh thổ mà Nga đã giành quyền kiểm soát.

Năm 2022, Nga đã tuyên bố sáp nhập và yêu cầu Ukraine nhượng lại các tỉnh Donetsk, Lugansk (hay còn gọi là vùng Donbass), Kherson và Zaporizhia, mặc dù Nga chưa kiểm soát được hoàn toàn các vùng lãnh thổ này. Năm 2014, Nga tuyên bố sáp nhập bán đảo Crimea ở phía Nam Ukraine.

Ông Putin và ông Macron nói gì sau gần hai năm không liên lạc?

Ông Putin và ông Macron nói gì sau gần hai năm không liên lạc?

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Xu hướng thay máu nhân sự trong ngành AI

Xu hướng thay máu nhân sự trong ngành AI

20 Jul, 02:56 PM

Kinhtedothi - Việc các công ty công nghệ tuyển chuyên gia thay thế lao động giá rẻ bắt nguồn từ yêu cầu mới của AI hiện đại, khi dữ liệu không chỉ cần số lượng lớn mà còn phải sâu, chính xác và phản ánh tư duy logic.

Giá đắt ông Trump phải trả nếu sa thải Chủ tịch Fed 

Giá đắt ông Trump phải trả nếu sa thải Chủ tịch Fed 

20 Jul, 08:11 AM

Kinhtedothi - Các chuyên gia cảnh báo việc Tổng thống Donald Trump loại bỏ ông Jerome Powell khỏi vị trí Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể khiến chi phí vay nợ của chính phủ Mỹ tăng gần 60 tỷ USD mỗi năm.

Các ngân hàng thế giới điều hành linh hoạt

Các ngân hàng thế giới điều hành linh hoạt

19 Jul, 09:09 PM

Kinhtedothi - Ngành ngân hàng tại các nền kinh tế hàng đầu phát triển theo hướng hiện đại, hiệu quả và thích ứng nhanh, nhờ chiến lược công nghệ, điều hành linh hoạt và cải thiện năng lực quản trị.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ