Vận hành tuyến cáp quang biển lớn nhất Việt Nam
Kinhtedothi - Tuyến cáp quang biển quốc tế Asia Direct Cable (ADC) vừa được đưa vào vận hành có dung lượng tối đa 50Tbps, lớn nhất Việt Nam và bằng 125% lần tổng dung lượng kết nối quốc tế của Việt Nam.
Từ đầu tháng 4/205, Tổng công ty Mạng Viettel thuộc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel) đưa vào vận hành tuyến cáp quang biển quốc tế Asia Direct Cable (ADC) với dung lượng tối đa là 50Tbps.
Đây là tuyến cáp quang biển lớn nhất Việt Nam và bằng 125% lần tổng dung lượng kết nối quốc tế của Việt Nam trước khi tuyến ADC vận hành.
Tổng vốn đầu tư toàn tuyến ADC lên đến 290 triệu USD với sự hợp tác của 9 tập đoàn viễn thông gồm: Viettel (Việt Nam), Softbank (Nhật Bản), Tata (Ấn Độ), Singtel (Singapore) China Telecommunications Corporation, China Telecom Global, China Unicom (Trung Quốc), National Telecom (Thái Lan), PLDT (Philippines).
ADC là hệ thống cáp quang ngầm dưới biển có chiều dài khoảng 9.800 km, kết nối 7 quốc gia và vùng lãnh thổ: Việt Nam, Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Thái Lan, Philippines, Singapore và Nhật Bản. So với các tuyến cáp quang biển hiện có, ADC có điểm đặc biệt là kết nối trực tiếp tới cả 3 trung tâm Internet của khu vực châu Á là Singapore, Hồng Kông (Trung Quốc) và Nhật Bản.
Trước mắt, Viettel đưa vào sử dụng một phần dung lượng trên tuyến ADC để nâng cao năng lực kết nối quốc tế, đáp ứng các nhu cầu mới về dữ liệu và tăng trải nghiệm khách hàng khi sử dụng các dịch vụ Internet.
Với ADC, Viettel nâng mức dự phòng kết nối quốc tế, tăng số lượng tuyến cáp và hướng kết nối quốc tế, đảm bảo nhu cầu kết nối của Việt Nam khi có sự cố đứt cáp quang biển.
ADC không chỉ giúp bảo đảm an toàn mạng lưới, mà còn củng cố hạ tầng số đáp ứng các dịch vụ yêu cầutốc độ cao và băng thông lớn như trí tuệ nhân tạo (AI), 5G, dữ liệu lớn (BigData), thực tế ảo-thực tế tăng cường (AR/VR).
Viettel Networks là đơn vị trực tiếp xây dựng, vận hành tuyến cáp quang biển ADC tại Quy Nhơn, là đầu mối chịu trách nhiệm quản lý toàn trình hạ tầng viễn thông - CNTT của Viettel trên toàn cầu.

Thí điểm dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ vệ tinh quỹ đạo tầm thấp
Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm có kiểm soát triển khai dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ vệ tinh quỹ đạo tầm thấp không giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc tỷ lệ đóng góp của nhà đầu tư nước ngoài.

Sắp vận hành nền tảng đào tạo và cấp chứng nhận an ninh mạng
Kinhtedothi - Nền tảng đào tạo và cấp chứng nhận an ninh mạng nCademy được xây dựng với mục tiêu tạo một cộng đồng học tập, nâng cao nhận thức và nghiên cứu chuyên sâu về an ninh mạng.

Doanh nghiệp viễn thông được hỗ trợ triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G
Kinhtedothi - Chính phủ ban hành Nghị định số 88/2025/NĐ-CP ngày 13/4/2025 quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị quyết số 193/2025/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.