Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Vật liệu và kết cấu chịu lửa cho nhà và công trình

Thành Luân
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 23/8, Hội Bê tông Việt Nam phối hợp với Viện Khoa học công nghệ xây dựng và Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội tổ chức Hội thảo chuyên đề “Vật liệu và kết cấu chịu lửa cho nhà và công trình”.

Quang cảnh hội thảo.
Quang cảnh hội thảo.

Ông Nguyễn Minh Long - Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường (Bộ Xây dựng) cho biết, quy định về vật liệu và kết cấu công trình đảm bảo an toàn cháy trong QCVN 06:2022/BXD và sửa đổi 1:2023 đã phân nhóm vật liệu xây dựng theo tính nguy hiểm cháy, được thực hiện nhằm mục đích thiết lập các yêu cầu về an toàn cháy khi có chất và vật liệu, sử dụng, bảo quản và vận chuyển, chế biến, tiêu huỷ.

Để thiết lập các yêu cầu về an toàn cháy đối với kết cấu nhà, công trình và các hệ thống bảo vệ chống cháy vật liệu xây dựng được phân nhóm theo tính nguy hiểm cháy. Tiêu chí phân nhóm được xác định theo các đặc tính kỹ thuật về cháy gồm: tính cháy; tính bắt cháy; tính lan truyền lửa trên bề mặt; khả năng sinh khối và độc tính. Ngoài ra, theo tính cháy, vật liệu xây dựng được phân thành vật liệu không cháy và vật liệu cháy.

Thạc sĩ Nguyễn Trung Kiên - Viện Khoa học công nghệ xây dựng (IBST), Bộ Xây dựng chia sẻ tại hội thảo.
Thạc sĩ Nguyễn Trung Kiên - Viện Khoa học công nghệ xây dựng (IBST), Bộ Xây dựng chia sẻ tại hội thảo.

Cũng trong khuôn khổ hội thảo, thạc sĩ Nguyễn Trung Kiên - Viện Khoa học công nghệ xây dựng (IBST), Bộ Xây dựng chia sẻ về thử nghiệm chịu lửa cho cấu kiện xây dựng theo Quy chuẩn, tiêu chuẩn tại Việt Nam.

Trong đó, thử nghiệm về khả năng của cấu kiện duy trì khả năng chịu lực trong điều kiện tiếp xúc với lửa (trên một hoặc nhiều mặt) trong một khoảng thời gian; khả năng của một bộ phận ngăn cách trong toà nhà có một mặt tiếp xúc với lửa, ngăn chặn ngọn lửa và khí nóng truyền qua hoặc ngăn chặn hiện tượng bùng cháy ở mặt không tiếp xúc lửa.

Tiếp đó, cấu kiện xây dựng cần có tính cách nhiệt, khả năng của một bộ phận ngăn cách trong toà nhà có một mặt tiếp xúc với lửa, nhằm hạn chế sự gia tăng nhiệt độ của bề mặt không tiếp xúc với lửa dưới mức cho phép.

Cuối cùng, khả năng của một bộ phận ngăn cách/chèn bịt trong toà nhà có một mặt tiếp xúc với lửa, nhằm hạn chế khả năng truyền lửa do nhiệt bức xạ của bề mặt không tiếp xúc với lửa sang các vật liệu liền kề.

TS Trịnh Thế Dũng - Trường Đại học PCCC phát biểu tại hội thảo.
TS Trịnh Thế Dũng - Trường Đại học PCCC phát biểu tại hội thảo.

Trong khi đó, TS Trịnh Thế Dũng - Trường Đại học PCCC cho biết, so với quy định của Nghị định trước đây, danh mục phương tiện PCCC phải kiểm định đã có sự điều chỉnh, theo đó bãi bỏ danh mục phương tiện PCCC thuộc diện kiểm định.

Ngoài ra, thời điểm kiểm định là "trước khi đưa vào lưu thông", theo TS Trịnh Thế Dũng, có thể hiểu là phương tiện PCCC được sản xuất mới, lắp ráp, hoán cải trong nước phải được đơn vị sàn xuất, lắp ráp, hoán cải trực tiếp đề nghị kiểm định và được cơ quan Cảnh sát PCCC có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận kiểm định trước khi trao đổi, mua bán.

Phương tiện PCCC nhập khẩu phải được đơn vị nhập khẩu trực tiếp đề nghị kiểm định và được cơ quan Cảnh sát PCCC có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận kiểm định trước khi trao đổi, mua bán.