Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Vì sao đường ống dẫn dầu Trung Quốc cung cấp cho Triều Tiên nằm ngoài lệnh trừng phạt?

Lan Hương (Theo SCMP)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Đường ống cung cấp 90% dầu thô của Triều Tiên đã được loại khỏi lệnh trừng phạt mới nhất mà Liên hợp quốc áp đặt lên Bình Nhưỡng.

Biện pháp trừng phạt cứng rắn nhất trong nghị quyết mới này là cấm toàn bộ hàng xuất khẩu dệt may của Triều Tiên. Bên cạnh đó, nghị quyết duy trì lệnh cấm vận khí đốt tự nhiên, song chỉ áp đặt mức trần đối với xuất khẩu dầu đã tinh chế sang Triều Tiên ở mức 500.000 thùng trong vòng 3 tháng tính từ ngày 1/10 và ở mức 2 triệu thùng trong 12 tháng tính từ ngày 1/1 năm sau.
Ngoài ra, xuất khẩu dầu thô sang Triều Tiên bị giới hạn ở mức là 2 triệu thùng/năm.
 Các xe tải của tỉnh Đan Đông, Trung Quốc tại điểm kiểm tra hải quan dẫn đến Sinuiju, Triều Tiên.
Tuy nhiên, đường ống dẫn dầu Dandong-Sinuiju đang cung cấp hơn 1/2 tần dầu thô một năm đến Triều Tiên không nằmg trong lệnh trừng phạt mà Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua, bất chấp việc các nhà chỉ trích cho rằng, lệnh trừng phạt này mới chỉ là một nửa giải pháp. 
Các nhà phân tích cho hay, điều này phản ánh việc Bắc Kinh không muốn "nặng tay" với Bình Nhưỡng.
Liu Ming, một chuyên gia nghiên cứu vấn đề Triều Tiên của Học viện khoa học xã hội Thượng Hải cho rằng, điều này có liên quan đến yếu tố kỹ thuật.
"Dầu thô vận chuyển qua đường ống dẫn Đan Đông-Sinuiju chứa một lượng lớn sáp. Nếu dòng chảy của dầu chậm hoặc dừng lại, đường ống sẽ bị tắc nghẽn và rất tốn kém để sửa chữa. Các ống dẫn thậm chí có thể bị hư hỏng ngoài trong điều kiện thời tiết cực đoan", Liu nói.
 
Đường ống này, còn được gọi là Đường ống Hữu nghị, dài hơn 30km từ các cơ sở lưu trữ tại thành phố biên giới Đan Đông của Trung Quốc đến một kho dầu tại Sinuiju, Triều Tiên. Dầu thô sẽ được chế biến tại nhà máy lọc dầu duy nhất của Triều Tiên là Nhà máy Hóa chất Ponghwa, một cơ sở được xây dựng với sự hỗ trợ của Trung Quốc trong những năm 1970.
Theo trang web 38 North chuyên nghiên cứu về Triều Tiên của Mỹ, dầu thô được lọc thành sản phẩm tinh chế cung cấp cho chính phủ, quân đội, vận tải, nông nghiệp và đánh bắt cá.
Justin Hastings, một chuyên gia về quan hệ quốc tế trong thương mại Trung Quốc - Triều Tiên tại Đại học Sydney cho rằng, chính sách của Bắc Kinh là đưa Bình Nhưỡng quay lại bàn đàm phán chứ không phải làm cho quốc gia này suy yếu.
"Có lẽ quan trọng hơn, cấm vận tất cả dầu thô đưa vào Triều Tiên, ngoại trừ Trung Quốc có thể khiến nước này có vai trò quan trọng hơn đối với Bình Nhưỡng”, ông Hastings bình luận.
David von Hippel, thuộc Học viện An ninh và Bền vững tại California, Mỹ cho biết, Bắc Kinh không muốn thấy một cuộc khủng hoảng nhân đạo xảy ra ở Triều Tiên.
"Trung Quốc muốn đảm bảo rằng xã hội Triều Tiên sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của nước láng giềng có thể gây ra dòng người tị nạn đi qua biên giới, cũng như sự hỗn loạn địa chính trị".