Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Vì sao thế giới lo ngại về tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc?

Tùng Lâm
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Nền kinh tế Trung Quốc đang trên đà tăng trưởng với tốc độ 3,3% được tính theo giá trị thực trong năm nay, theo cuộc khảo sát Quick FactSet mới nhất được thực hiện bởi các nhà phân tích thuộc lĩnh vực kinh tế tư nhân.

Thu nhập của ngành nhà hàng tại Trung Quốc giảm 8,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Ảnh: Reuters
Thu nhập của ngành nhà hàng tại Trung Quốc giảm 8,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Ảnh: Reuters

Mức tăng trưởng 3,3% này chậm hơn nhiều so với dự đoán và sẽ gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế toàn cầu. Dự báo mới nhất cho thấy mức tăng trên giảm 1,8 điểm so với ước tính vào đầu năm. Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng hàng năm chính thức cho tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào khoảng 5,5%.

Lệnh phong tỏa do chính sách zero-Covid ở Thượng Hải vào mùa Xuân đã để lại những hệ lụy xấu đối với nền kinh tế Trung Quốc và khiến cho những dấu hiệu phục hồi vốn le lói vào mùa Hè lại một lần nữa bị chững lại.

Tháng 10 vừa qua, doanh số bán lẻ trên toàn Trung Quốc đã giảm 0,5% trong năm, theo dữ liệu Tổng cục Thống kê (NBS) công bố vào hôm 15/11. Đây là lần biến động đầu tiên kể từ tháng 5/2022.

Doanh thu từ ngành dịch vụ nhà hàng, chiếm 1/10 tổng thu nhập, giảm 8,1% trong năm. Doanh số hàng điện tử tiêu dùng và quần áo cũng giảm. Tiêu dùng tiếp tục ở mức thấp trong tháng 11, thể hiện rõ nhất qua lượng giao hàng đến tận nhà giảm 11% trên toàn quốc, tính từ đầu tháng đến Ngày lễ Độc thân 11/11 - ngày lễ mua sắm trực tuyến không chính thức của Trung Quốc.

Alibaba Group Holding, công ty khởi xướng Ngày lễ Độc thân, đã làm một việc chưa từng có tiền lệ là không tiết lộ số liệu bán hàng vào quãng thời gian trên, và các nhà bán lẻ trực tuyến khác cũng bắt chước.

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang gặp khó khăn do các quy định chặt chẽ hơn và dự kiến không thể phục hồi trong tương lai gần. Vào tháng 10, doanh số bán nhà tính theo m2 đã giảm hơn 20% so với một năm trước đó.

Bất động sản chiếm 30% GDP của quốc gia này. Do đó, khi thị trường này chững lại đã dẫn đến sụt giảm doanh thu của ngành nội thất và đồ gia dụng, còn sản xuất vật liệu xây dựng không thể tăng trưởng.

Kể từ khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, GDP toàn cầu đã tăng 90% trong khoảng thời gian gần 20 năm (từ 2001 đến 2021). Trong giai đoạn này, nền kinh tế Trung Quốc liên tục phát triển mạnh với con số tăng trưởng 5,3 và đóng góp 31% vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Trong khi Hoa Kỳ chỉ đóng góp 10%.

Tuy nhiên, sự chững lại của Trung Quốc đã “phủ bóng đen” lên nền kinh tế toàn cầu. Tại Nhật Bản, đơn đặt hàng máy công cụ giảm lần đầu tiên sau hai năm vào tháng 10, theo Hiệp hội các nhà chế tạo máy công cụ Nhật Bản.

Không chỉ vậy, nhu cầu hàng hóa sụt giảm tại thị trường Trung Quốc đang ảnh hưởng rõ rệt đến giá cả hàng hóa. Vào hôm 1/11, giá trị của các hợp đồng tương lai gần đây đối với quặng sắt đã giảm xuống dưới 80 USD/tấn tại một thời điểm trên Sàn giao dịch Singapore. Đây là mức thấp chưa từng thấy kể từ tháng 2 năm 2020.

Giá quặng sắt chính là chỉ báo giá hàng đầu phản ánh hiện trạng nền kinh tế Trung Quốc, khi mà quốc gia này chiếm đến 70% giao dịch thương mại toàn cầu đối với mặt hàng này.

Ngay cả giá năng lượng vốn tăng mạnh trong mùa hè cũng đang có dấu hiệu giảm sút. Giá dầu thô ngọt nhẹ dự báo của West Texas Intermediate (WTI) - một loại dầu thô được sử dụng làm mức chuẩn trong giá dầu - hiện đang dao động quanh mức 85 USD, tương đương gần 40% so với mức cao nhất ngay sau khi xung đột Nga-Ukraine bắt đầu.

Khối lượng nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc đã giảm 4 tháng liên tiếp kể từ tháng 6 so với cùng kỳ năm ngoái, cùng thời điểm khi mà giá dầu WTI bắt đầu có xu hướng giảm.

Tại châu Á, giá giao ngay đối với khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) hiện thấp hơn khoảng 60% so với mức cao nhất của tháng Tám. Việc Trung Quốc giảm mua mặt hàng này đã tạo áp lực làm giảm giá thị trường.

Trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, Trung Quốc đã từng tung ra gói kích cầu kinh tế nhằm duy trì tăng trưởng và hỗ trợ nền kinh tế Thế giới. Nhưng giờ đây, không một quốc gia hay khu vực nào có thể đảm đương vai trò đó.

Theo S&P Global, chỉ số nhà quản trị mua hàng của Trung Quốc đã giảm xuống dưới mức 50 điểm (mức mức bùng nổ và suy thoái) trong hai tháng liên tiếp kể từ tháng Chín. Chỉ số PMI của Hoa Kỳ và Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu đã ở dưới ngưỡng 50 điểm trong bốn tháng liên tiếp kể từ tháng 7/2022.