Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Vì sự tiến bộ của người học

Kinhtedothi - Học sinh vi phạm kỷ luật chỉ bị nhắc nhở hoặc viết bản kiểm điểm, thay vì nặng nhất là đình chỉ học như hiện nay. Nội dung trên nằm trong dự thảo Thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật học sinh đang được Bộ GD&ĐT lấy ý kiến và nhận được nhiều quan điểm trái chiều.

Tại Thông tư 08/TT-BGDĐT năm 1988 của Bộ GD&ĐT hướng dẫn về khen thưởng và thi hành kỷ luật học sinh các trường phổ thông có 5 hình thức kỷ luật học sinh gồm: khiển trách trước lớp, khiển trách trước hội đồng kỷ luật nhà trường, cảnh cáo trước toàn trường; đuổi học một tuần lễ; đuổi học một năm. Năm 2011, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT về Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học, trong đó quy định 4 hình thức kỷ luật học sinh là: phê bình trước lớp, trước trường; khiển trách và thông báo với gia đình; cảnh cáo ghi học bạ; buộc thôi học có thời hạn.

Đến dự thảo Thông tư về khen thưởng và kỷ luật học sinh được Bộ GD&ĐT công bố ngày 6/5/2025, chỉ còn 2 mức kỷ luật với học sinh tiểu học là nhắc nhở, yêu cầu xin lỗi và với học sinh cấp học cao hơn có 3 mức: nhắc nhở, phê bình, yêu cầu viết bản tự kiểm điểm. Bên cạnh quy định các hình thức kỷ luật, dự thảo Thông tư dành một điều quy định hoạt động hỗ trợ khắc phục khuyết điểm như khuyên bảo, động viên để học sinh tự nhận thức được hành vi vi phạm và hướng khắc phục; theo dõi, tư vấn, hỗ trợ học sinh vi phạm trong quá trình khắc phục hành vi vi phạm...

Như vậy, so với các quy định trước đó, hình thức kỷ luật tại dự thảo Thông tư lần này đã giảm; trong đó, Bộ GD&ĐT bãi bỏ hình thức “đuổi học một tuần lễ, đuổi học một năm” đối với học sinh và hình thức kỷ luật cao nhất là “tự viết bản kiểm điểm”.

Bên cạnh nhiều ý kiến cho rằng, việc điều chỉnh hình thức kỷ luật học sinh như quy định tại dự thảo là phù hợp với xu thế giáo dục hiện đại, mang tính nhân văn, nhấn mạnh vai trò giáo dục hơn là trừng phạt trong xử lý các hành vi vi phạm, giảm áp lực cho học sinh, cũng có không ít ý kiến vẫn trăn trở, nghi ngại quy định mới khó có đủ tính răn đe, ngăn ngừa học sinh tái phạm, nhất là với những học sinh hư nhờn. Cần hiểu rằng, tạm đình chỉ học tập có thời hạn không phải đẩy các em ra khỏi môi trường giáo dục, mà trong thời gian đó, nhà trường và gia đình vẫn phối hợp giáo dục, dạy bảo các em. Đó cũng là khoảng thời gian các em nhận được sự tư vấn từ chuyên gia tâm lý học đường và có khoảng trống để nhìn lại hành vi của mình.

Bên cạnh đó, Thông tư cần quy định khung rộng hơn, cho phép các trường linh hoạt áp dụng hình thức kỷ luật tích cực. Nếu mức kỷ luật được quy định cứng, nhưng lại quá nhẹ, chỉ là viết bản kiểm điểm thì sẽ khó có thể làm học sinh có chuyển biến tốt về nhận thức cũng như hành vi. Thời gian qua, kỷ luật tích cực được cho là giải pháp giáo dục mang tính chiến lược, trở thành xu thế chung, được vận dụng phổ biến trong nhà trường hiện đại. Đây cũng là phương pháp hữu hiệu trong việc giáo dục học sinh vi phạm nội quy, kỷ luật nhà trường.

Song song với các hình thức kỷ luật, thầy cô, nhà trường cần quan tâm tìm hiểu hoàn cảnh, năng lực, tính cách và khích lệ học sinh nói lên hoài bão của mình, từ đó giúp các em nuôi dưỡng, thực hiện ước mơ. Và một vấn đề không thể thiếu là nhà trường tiếp tục tăng cường kết nối với phụ huynh để kịp thời có hình thức hỗ trợ phù hợp, hiệu quả đối với học sinh. Dự thảo Thông tư quy định khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh sẽ được xin ý kiến đến ngày 6/7. Trước khi ban hành Thông tư chính thức, nên chăng, Bộ GD&ĐT có phiếu khảo sát gửi các trường học trên cả nước để xin ý kiến về vấn đề này. Có như vậy mới bảo đảm xây dựng Thông tư có hình thức kỷ luật phù hợp, vừa mang tính nhân văn, vừa mang tính giáo dục và thực sự vì sự tiến bộ của người học.

Hà Nội tuyên dương khen thưởng 851 học sinh giỏi Thủ đô tiêu biểu

Hà Nội tuyên dương khen thưởng 851 học sinh giỏi Thủ đô tiêu biểu

Vì một kỳ nghỉ Hè an toàn, ý nghĩa cho học sinh

Vì một kỳ nghỉ Hè an toàn, ý nghĩa cho học sinh

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phục vụ người dân tốt hơn

Phục vụ người dân tốt hơn

20 Jun, 04:24 AM

Kinhtedothi - Hệ thống nhà chờ xe buýt đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng, góp phần giảm ùn tắc và ô nhiễm môi trường. Tại Hà Nội, hệ thống nhà chờ xe buýt đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần được cải thiện để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân.

Chính danh cho nhà giáo

Chính danh cho nhà giáo

19 Jun, 09:01 AM

Kinhtedothi - Quốc hội vừa chính thức thông qua Luật Nhà giáo – một đạo luật chuyên ngành đầu tiên trong lịch sử lập pháp Việt Nam quy định đầy đủ, toàn diện về vị trí pháp lý, quyền, nghĩa vụ và các chính sách đối với đội ngũ giáo viên.

Tính răn đe nhưng cần hợp lý

Tính răn đe nhưng cần hợp lý

18 Jun, 06:06 AM

Kinhtedothi - Mức xử phạt vi phạm hành chính thế nào để vừa bảo đảm tính răn đe, vừa phù hợp với thực tiễn đời sống đang là vấn đề được nhắc đến nhiều khi Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính đang được Quốc hội thảo luận. Đây không phải lần đầu tiên nội dung này được dư luận quan tâm, bởi những quy định trong Luật luôn gắn chặt với đời sống xã hội.

Hướng tới nền hành chính “phi địa giới”

Hướng tới nền hành chính “phi địa giới”

17 Jun, 10:32 AM

Knhtedothi - Cổng Dịch vụ công quốc gia tới đây sẽ trở thành điểm “một cửa số” điện tử duy nhất cung cấp dịch vụ công trực tuyến của quốc gia, phục vụ người dân, DN thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

Đừng để trẻ em bị đơn độc

Đừng để trẻ em bị đơn độc

16 Jun, 05:55 AM

Kinhtedothi - Mùa Hè đến cũng là lúc nhiều bậc phụ huynh thở phào vì con trẻ không còn bị áp lực học hành, thi cử. Thế nhưng, một thực tế đáng lo ngại là khi chiếc cặp sách được gác lại, điện thoại thông minh và máy tính bảng lại trở thành “người bạn đồng hành” của nhiều em nhỏ.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ