Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Lắng nghe tiếng nói của trẻ em

Kinhtedothi - Tháng hành động vì trẻ em năm 2025 vừa chính thức được phát động trên toàn quốc với chủ đề “Ưu tiên nguồn lực hoàn thành các mục tiêu vì trẻ em”.

Đây là sự kiện mở đầu cho chuỗi hoạt động thiết thực, nhân văn diễn ra trong suốt Tháng hành động vì trẻ em năm nay trên toàn quốc nhằm thúc đẩy sự quan tâm, đầu tư và hành động cụ thể từ các cấp, các ngành và toàn xã hội vì một tương lai tốt đẹp hơn cho trẻ em Việt Nam.

Nhìn lại, trong nhiều năm qua, công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em tại Việt Nam đã có những chuyển biến rõ rệt cả về nhận thức xã hội lẫn hệ thống chính sách. Từ việc bảo đảm quyền học tập, chăm sóc sức khỏe đến phòng chống xâm hại và bạo lực trẻ em, luôn được xem là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, gắn với tiến trình phát triển bền vững đất nước. Hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện với nhiều văn bản pháp lý chuyên biệt như Luật Trẻ em, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, cùng các chương trình hành động quốc gia vì trẻ em qua từng giai đoạn. Tỷ lệ trẻ em đến trường đúng độ tuổi đạt trên 98%, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm mạnh so với thập kỷ trước, hàng trăm nghìn trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp đã phản ánh nỗ lực của toàn xã hội.

Tuy vậy, mỗi năm, cả nước vẫn ghi nhận hàng nghìn trường hợp trẻ em bị xâm hại tình dục, bạo lực hoặc tai nạn thương tích, trong đó có không ít vụ việc xảy ra ngay trong gia đình hoặc trường học. Lao động trẻ em, tảo hôn, bỏ học vì nghèo khó, trẻ khuyết tật chưa được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ cơ bản… là những hiện tượng không xa lạ ở nhiều địa phương. Môi trường mạng cũng đang trở thành một “mặt trận” với nhiều nguy cơ tiềm ẩn, từ bắt nạt, lừa đảo đến tiếp cận nội dung độc hại mà trẻ em khó có khả năng tự bảo vệ...

Vấn đề đặt ra hiện nay không chỉ là thiếu nguồn lực, mà còn là sự chênh lệch trong tiếp cận cơ hội giữa các nhóm trẻ. Sự đầu tư chưa đồng đều giữa các vùng miền, giữa trẻ em bình thường và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đang tạo ra khoảng cách về phát triển. Trong khi đó, cơ chế phối hợp giữa các cấp, ngành vẫn còn những điểm nghẽn, đặc biệt ở cấp cơ sở - nơi các vấn đề phát sinh thường trực nhưng lực lượng cán bộ làm công tác trẻ em còn mỏng, thiếu chuyên môn.

Chính vì thế, Tháng hành động vì trẻ em không thể chỉ dừng lại ở các khẩu hiệu hay hoạt động mang tính hình thức. Điều quan trọng là biến sự kiện này thành chất xúc tác thúc đẩy cả hệ thống chính trị và xã hội nhìn lại toàn diện chính sách, thể chế và cách tiếp cận trong việc bảo đảm quyền trẻ em. Đã đến lúc cần thay đổi tư duy từ “bảo vệ thụ động” sang “bảo vệ chủ động”, tức là không chỉ can thiệp khi trẻ em gặp nguy cơ, mà phải xây dựng một hệ sinh thái an toàn cho trẻ.

Để hoàn thành các mục tiêu vì trẻ em như chủ đề Tháng hành động năm nay, không phải ngẫu nhiên Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đề nghị các bộ, ban, ngành, địa phương và cộng đồng xã hội phối hợp chặt chẽ với ngành y tế, cùng chung tay đẩy mạnh triển khai hiệu quả ưu tiên đầu tư nguồn lực, hoàn thành mục tiêu của các chương trình, đề án về bảo vệ, chăm sóc trẻ em, phát triển trẻ em toàn diện, hướng đến mục tiêu mọi trẻ em Việt Nam đều được bảo đảm các quyền cơ bản như đã nêu trong Luật Trẻ em và trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em... Tháng hành động vì trẻ em là dịp để chúng ta cùng lắng nghe tiếng nói của trẻ em một cách thực sự - không chỉ lắng nghe bằng tai, mà còn bằng hành động, bằng chính sách, bằng cam kết cụ thể.

Nhiều bệnh viện khám, chữa bệnh miễn phí cho trẻ em

Nhiều bệnh viện khám, chữa bệnh miễn phí cho trẻ em

Nghệ An: phát hiện gần 200 sản phẩm sữa bột trẻ em nhập lậu

Nghệ An: phát hiện gần 200 sản phẩm sữa bột trẻ em nhập lậu

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Quản chặt, ngăn diễn biến phức tạp

Quản chặt, ngăn diễn biến phức tạp

12 Jun, 04:48 AM

Kinhtedothi - Việc thắt chặt quản lý đất đai và xây dựng tại Hà Nội đã và đang trở thành một vấn đề cấp thiết. Trên toàn địa bàn chứng kiến sự gia tăng đáng kể về các vi phạm liên quan đến đất đai và trật tự xây dựng, ảnh hưởng tiêu cực đến cảnh quan đô thị và tiềm ẩn nhiều nguy cơ về an ninh, môi trường và phát triển bền vững.

Để mùa thi không còn lạc bước

Để mùa thi không còn lạc bước

11 Jun, 10:52 AM

Kinhtedothi - Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh và phụ huynh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, Sở GD&ĐT Hà Nội đã triển khai bản đồ số tra cứu điểm thi trên toàn TP. Công cụ này giúp thí sinh dễ dàng tìm kiếm địa điểm, lên lộ trình di chuyển hợp lý và hạn chế tối đa tình trạng đến muộn, nhầm điểm thi. Sáng kiến này được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức kỳ thi và giảm áp lực giao thông trong các ngày thi cao điểm.

Trách nhiệm không chỉ là sự phản hồi

Trách nhiệm không chỉ là sự phản hồi

10 Jun, 06:02 AM

Kinhtedothi - Không khí lo lắng bao trùm nhiều gia đình có con học lớp 12 khi chỉ còn chưa đầy một tháng là đến kỳ thi THPT quốc gia 2025. Áp lực ôn luyện là một phần, một phần còn bởi biến động bất ngờ khi một số trường đại học loại bỏ tổ hợp C00 (Văn - Sử - Địa) khỏi danh mục tuyển sinh một số chuyên ngành xã hội. Nhiều thí sinh và phụ huynh rơi vào trạng thái hoang mang sợ bị mất cơ hội vào ngành học đã dày công ôn luyện suốt 3 năm qua.

Nên giảm lệ phí trước bạ xe máy?

Nên giảm lệ phí trước bạ xe máy?

09 Jun, 05:45 AM

Kinhtedothi - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến về phương án mức thu lệ phí trước bạ (LPTB) với xe máy sau khi sắp xếp đơn vị hành chính trên cả nước, cụ thể sẽ áp dụng mức chung là 2% giá trị xe, giảm 3% so với mức 5% tại các TP lớn trước đây. Động thái giảm LPTB này có thể sẽ khiến những TP lớn mất nhiều hơn được.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ