Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Vĩnh Phúc: chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra với các doanh nghiệp

Kinhtedothi - Trước thực trạng tụt giảm chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2024, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Trần Duy Đông yêu cầu các cấp, ngành, địa phương chấn chỉnh kỷ cương, tăng cường trách nhiệm công vụ, đồng thời tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, lành mạnh cho doanh nghiệp.

Chỉ số năng lực cạnh tranh của Vĩnh Phúc tụt giảm mạnh

UBND tỉnh cho biết, theo công bố mới nhất của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), chỉ số PCI năm 2024 của Vĩnh Phúc đạt 68,29 điểm, xếp thứ 25/63 tỉnh, thành phố - giảm 0,52 điểm và tụt 10 bậc so với năm 2023. Đây là năm thứ ba liên tiếp tỉnh ghi nhận sự giảm sút cả về điểm số và thứ hạng, đồng thời không đạt mục tiêu đề ra là nằm trong nhóm 15 địa phương dẫn đầu cả nước.

Trong tổng số 10 chỉ số thành phần, chỉ có 2 chỉ số tăng điểm và tăng thứ hạng là tính minh bạch và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Có 1 chỉ số tăng điểm nhưng giảm thứ hạng là đào tạo lao động. Còn lại 7 chỉ số đều giảm điểm và thứ hạng, trong đó đáng chú ý là các nhóm chỉ số phản ánh trực tiếp cảm nhận và trải nghiệm của doanh nghiệp như: gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai, chi phí thời gian, chi phí không chính thức, cạnh tranh bình đẳng, tính năng động và thiết chế pháp lý.

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Vĩnh Phúc năm 2024 sụt giảm 10 bậc, không hoàn thành mục tiêu nằm trong nhóm 15 địa phương dẫn đầu cả nước. Ảnh minh họa: Sỹ Hào

Trước thực trạng trên, UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa ban hành Chỉ thị số 11 với mục tiêu trọng tâm là khắc phục những tồn tại kéo dài trong cải cách hành chính, cải thiện chỉ số PCI, đồng hành cùng doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Theo nội dung Chỉ thị 11, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Duy Đông yêu cầu sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan trên địa bàn cần có chuyển biến mạnh mẽ, đồng bộ và quyết liệt trong hành động. Trong đó, phải chuyển tư duy từ “quản lý” sang “phục vụ”, lấy doanh nghiệp làm trung tâm, coi doanh nghiệp là đối tượng được phục vụ, thay vì đối tượng quản lý.

Yêu cầu chấm dứt tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính và các hoạt động liên quan đến cơ quan quản lý Nhà nước. Đồng thời, xử lý nghiêm các cá nhân, tập thể có vi phạm theo đúng quy định pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ.

Chấm dứt thanh tra, kiểm tra chồng chéo, siết kỷ cương để cải thiện PCI

Một trong những nội dung được đặc biệt nhấn mạnh là việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra tại các doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Theo đó, các đơn vị chức năng tuyệt đối không để xảy ra tình trạng kiểm tra, thanh tra chồng chéo, trùng lặp, kéo dài về cùng một nội dung, lĩnh vực. Tần suất kiểm tra tại doanh nghiệp, bao gồm cả kiểm tra liên ngành, không được vượt quá một lần mỗi năm, trừ trường hợp cần kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm rõ ràng.

Lực lượng chức năng tỉnh Vĩnh Phúc tiến hành tiêu hủy hàng hóa vi phạm. Ảnh minh họa: QLTT Vĩnh Phúc

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu công bố công khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra trên cổng thông tin điện tử để doanh nghiệp, hộ kinh doanh biết và chủ động phối hợp. Khuyến khích kiểm tra trực tuyến, từ xa, ưu tiên sử dụng dữ liệu điện tử nhằm giảm tối đa kiểm tra trực tiếp. Khi ban hành kết luận thanh tra, phải xác định rõ nội dung, tính chất, mức độ vi phạm (nếu có), đồng thời xử lý nghiêm hành vi lợi dụng thanh tra để gây khó khăn, sách nhiễu doanh nghiệp.

Tỉnh Vĩnh Phúc đặt ra mục tiêu cụ thể trong năm 2025 giảm tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, tăng ít nhất 10% số doanh nghiệp gia nhập thị trường so với năm 2024, giảm số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Thu hút tối thiểu 800 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và 5.000 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước (DDI). Chỉ số PCI phải tăng tối thiểu 5 bậc, tiến tới vào nhóm 15 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất cả nước.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức phát huy vai trò nêu gương, tinh thần trách nhiệm, chủ động kiểm tra, đôn đốc việc thực thi công vụ, không né tránh trách nhiệm. Các cơ quan cần công khai các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, danh mục dự án đầu tư… trên cổng thông tin điện tử để doanh nghiệp, người dân dễ dàng tiếp cận.

Vĩnh Phúc chuyển tư duy từ “quản lý” sang “phục vụ”, lấy doanh nghiệp làm trung tâm, coi doanh nghiệp là đối tượng được phục vụ, thay vì đối tượng quản lý. Ảnh: Sỹ Hào

UBND tỉnh Vĩnh Phúc khuyến khích các cơ quan chức năng xây dựng hệ thống cảnh báo sớm cho doanh nghiệp về nguy cơ vi phạm pháp luật, dựa trên dữ liệu tích hợp giữa các ngành, lĩnh vực. Kịp thời tiếp nhận, giải quyết phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp một cách thực chất, hiệu quả.

Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh được giao nâng cao vai trò phản biện các chính sách liên quan đến đầu tư kinh doanh, tuyên truyền đến hội viên về đạo đức, trách nhiệm, văn hóa kinh doanh - lấy thượng tôn pháp luật làm chuẩn mực. Các doanh nghiệp cần xây dựng thái độ trung thực trong quan hệ với cơ quan Nhà nước, phản ánh đúng bản chất sự việc, kiên quyết từ chối chi phí không chính thức nếu bị gợi ý, gây khó khăn.

Vĩnh Phúc: thương mại, dịch vụ tiếp đà tăng trưởng tích cực trong tháng 5/2025

Vĩnh Phúc: thương mại, dịch vụ tiếp đà tăng trưởng tích cực trong tháng 5/2025

Vĩnh Phúc: siết chặt kiểm tra, xử lý vi phạm, kiềm chế gia tăng TNGT

Vĩnh Phúc: siết chặt kiểm tra, xử lý vi phạm, kiềm chế gia tăng TNGT

Vĩnh Phúc tăng tốc triển khai nhà ở xã hội, phấn đấu vượt chỉ tiêu năm 2025

Vĩnh Phúc tăng tốc triển khai nhà ở xã hội, phấn đấu vượt chỉ tiêu năm 2025

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Vĩnh Phúc: bảo đảm không gián đoạn thủ tục hành chính sau ngày 1/7/2025

Vĩnh Phúc: bảo đảm không gián đoạn thủ tục hành chính sau ngày 1/7/2025

23 Jun, 02:38 PM

Kinhtedothi - Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Trần Duy Đông vừa yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương khẩn trương chuẩn bị các điều kiện cần thiết, bảo đảm việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) được thực hiện liên tục, thông suốt, không bị gián đoạn từ ngày 1/7/2025.

Vĩnh Phúc vận hành thử mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Vĩnh Phúc vận hành thử mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

21 Jun, 08:07 PM

Kinhtedothi - Sáng 21/6, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị trực tuyến vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, kết nối từ điểm cầu Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở Nội vụ đến 36 xã, phường mới thành lập. Đây là bước chuẩn bị quan trọng trước khi mô hình chính thức vận hành từ ngày 1/7/2025.

Quận Hai Bà Trưng: thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, người dân vẫn được phục vụ tốt

Quận Hai Bà Trưng: thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, người dân vẫn được phục vụ tốt

20 Jun, 07:50 PM

Kinhtedothi-Hôm nay, 20/6, cùng với các xã, phường trên địa bàn Hà Nội, 3 đơn vị hành chính phường mới sau sắp xếp tại quận Hai Bà Trưng (Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy) bước vào vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Ghi nhận cho thấy tình hình cơ bản ổn định, việc giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người dân được bảo đảm.

Hà Nội: chuyển giao 331 thủ tục hành chính về xã, phường để vận hành thử nghiệm chính quyền địa phương 2 cấp

Hà Nội: chuyển giao 331 thủ tục hành chính về xã, phường để vận hành thử nghiệm chính quyền địa phương 2 cấp

20 Jun, 06:37 AM

Kinhtedothi-Thành phố Hà Nội chuyển giao 64 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các sở, ban, ngành và 267 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện về cấp xã trong thời gian vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ