Vũ khí của phương Tây đến Ukraine bằng cách nào?

Thu Hà
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Trong một động thái chưa từng có, EU đang tài trợ cho việc mua và chuyển giao vũ khí và khí tài cho Ukraine. Các nước phương Tây khác cũng cam kết giao vũ khí cho nước này. Nhưng số vũ khí này sẽ đến Ukraine bằng cách nào?

Tên lửa phòng không vác vai Stinger. Ảnh: EurAsian Times
Tên lửa phòng không vác vai Stinger. Ảnh: EurAsian Times

EU đã dành 450 triệu euro (503 triệu USD) cho vũ khí sát thương, bao gồm hệ thống phòng không, vũ khí chống tăng, đạn dược và các thiết bị quân sự khác cho các lực lượng vũ trang của Ukraine. Hơn 50 triệu euro nữa sẽ được chi để cung cấp các nguồn nhiên liệu, đồ bảo hộ, mũ bảo hiểm và bộ dụng cụ sơ cứu.

Do các hiệp ước của EU không cho phép EU khai thác ngân sách thông thường cho các mục đích quân sự, nên khối này đang kích hoạt cơ chế dùng Quỹ Hòa bình châu Âu (The European Peace Facility - EPF), cho phép khối này cung cấp viện trợ quân sự lên tới mức trần 5 tỷ euro.

Mỹ cũng đang đẩy mạnh các lô hàng của mình và cung cấp thêm 350 triệu USD (313 triệu euro) hỗ trợ quân sự, bao gồm tên lửa chống tàu Javelin, tên lửa phòng không Stinger, vũ khí nhỏ và đạn dược. Điều đó nâng tổng số viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine lên 1 tỷ USD trong năm qua và hơn 2,5 tỷ USD kể từ năm 2014.

Hầu như mỗi ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksiy Resnikov đều đăng những bức ảnh mới trên tài khoản Twitter của mình, luôn cho thấy những chiếc máy bay vận tải cỡ lớn được nhồi nhét những chiếc thùng to khổng lồ, bên trong các thùng chứa vũ khí và đạn dược gửi tới Ukraine.
Nga không chỉ có nhiều máy bay chiến đấu hơn Ukraine, mà quân đội của họ còn có khả năng giám sát vô tuyến và radar của máy bay và phòng không Ukraine, vì công nghệ này do Liên Xô sản xuất.

Ngoài ra, các phi công Ukraine có ít giờ bay hơn các phi công Nga vì máy bay của Ukraine do thiếu phụ tùng thay thế nên ít khi được bay. Tất cả những điều này làm cho lực lượng không quân Nga trở nên vượt trội. Do đó, theo quan điểm của Ukraine, việc nâng cấp hệ thống phòng không là đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, Ukraine khó có thể sử dụng hệ thống tên lửa phòng không phức tạp như hệ thống Patriot, bởi để sử dụng nó cần mất vài tháng huấn luyện. Vì vậy, họ cần những hệ thống tên lửa đơn giản như hệ thống tên lửa phòng không vác vai hay hệ thống tên lửa phòng không di động (MANPADS, điển hình như FIM-92 Stinger). Kiev cũng đang cần GROM, một loại vũ khí dẫn đường nhiệt tương tự có thể tấn công máy bay từ cách xa tới 3km.

Vũ khí đối với Ukraine là vô cùng quan trọng trong nỗ lực đẩy lùi các lực lượng Nga, nhưng vẫn có những lo ngại về hệ thống hậu cần liên quan xoay quanh thời gian và các tuyến đường vận chuyển vũ khí.

Cho đến nay, viện trợ quân sự từ phương Tây được chuyển giao bằng đường bộ hoặc đường hàng không, tùy thuộc vào loại vũ khí. Tuy nhiên, không phận Ukraine hiện bị kiểm soát bởi các máy bay chiến đấu của Nga. Hiện Ba Lan, quốc gia có chung đường biên giới dài 535km với Ukraine đang được giới quan sát chú ý. Đặc biệt, quân đội Mỹ trước đây từng điều động lực lượng và thiết bị qua Ba Lan.

Vai trò của Ba Lan càng trở nên quan trọng sau khi Hungary từ chối cho phép các vũ khí sát thương vận chuyển qua lãnh thổ của mình. Ngay cả việc muốn vận chuyển vũ khí qua ngả Slovakia cũng rất khó khăn nếu muốn, bởi phải qua các dãy núi.

Yếu tố quan trọng khác là thời gian, vốn để quân tiếp viện đến với các lực lượng Ukraine ở Kiev và Kharkov vốn đang cạn kiệt nhanh chóng. Nhiều chuyên gia nhận định, máy bay và vũ khí có thể qua ngả Ba Lan vào Ukraine nhưng khả năng này là cũng không lớn, trong khi Ukraine đang rất cần vũ khí. Do vậy, hàng không vẫn có thể là con đường nhanh nhất để chuyển vũ khí tới Ukraine.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần