Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Xây dựng Chính phủ điện tử: Trung ương làm trước, địa phương làm sau

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đề nghị: Nếu Trung ương, các cơ quan làm không tốt thì không thể kết nối với ngành dọc được.
Sáng 13/6, tại trụ sở Chính phủ, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ làm việc với các bộ, cơ quan về tình hình triển khai các nhiệm vụ được giao liên quan đến xây dựng Chính phủ điện tử.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng tổ công tác của Thủ tướng chủ trì buổi làm việc.
 Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng phát biểu tại buổi làm việc.

Tại buổi làm việc, đại diện các bộ ngành đã báo cáo cụ thể tiến độ, khó khăn vướng mắc trong triển khai nhiệm vụ giao tại Nghị quyết số 17 của Chính phủ về xây dựng thể chế, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu nền tảng, nguồn lực cho phát triển Chính phủ điện tử; tình hình triển khai kết nối liên thông gửi, nhận văn bản theo Quyết định số 28 của Thủ tướng; tình hình triển khai cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ và khả năng sẵn sàng kết nối với cổng dịch vụ công quốc gia và tình hình triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 theo danh mục được Thủ tướng phê duyệt.
Theo ông Đặng Thanh Tùng, Cục trưởng Cục văn Thư lưu trữ, Bộ Nội vụ, liên quan đến việc ký cả chữ ký của người có thẩm quyền và của cơ quan tổ chức, không nên quan niệm văn thư điện tử chỉ gắn với ngành văn thư và lưu trữ.
Văn thư và lưu trữ điện tử còn bị điều chỉnh bởi một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật khác chạy song song, đó là văn bản hướng dẫn thi hành Luật Giao dịch điện tử, trong đó có Nghị định 130 quy định chữ ký số của người có thẩm quyền và chữ ký của cơ quan, tổ chức là hai chữ ký khác nhau.
Vì thế, sau khi người có thẩm quyền đã ký số, văn bản đó muốn đáp ứng yêu cầu của một văn bản hành chính là được ký và đóng dấu thì bắt buộc phải thực hiện theo các quy định của Nghị định 130, chứ không chỉ Nghị định 110 và Thông tư 01.
Về việc đào tạo nguồn nhân lực cho lưu trữ và văn thư điện tử, ông Đặng Thanh Tùng cho rằng, thời gian tới, việc tăng cường nguồn nhân lực để tham mưu quản lý Nhà nước về văn thư và lưu trữ điện tử là rất cấp bách, nếu không sẽ không thể đáp ứng được yêu cầu trong thời gian tới.
"Trong tổ biên tập của Nghị định thay thế Nghị định 110 cũng phải thay đổi cách làm, bởi vì anh em học như thế nên tư duy văn thư lưu trữ truyền thống, khái niệm một văn bản không có dấu hoặc không có chữ ký thì họ không thể chấp nhận được" - ông Đặng Thanh Tùng nói.
 Tổ công tác của Thủ tướng làm việc về xây dựng Chính phủ điện tử.

Tại buổi làm việc, sau khi nêu rõ tiến độ triển khai các nhiệm vụ được giao cho các bộ, cơ quan, trong đó có Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổ trưởng Tổ công tác yêu cầu đẩy nhanh việc xây dựng khung kiến trúc Chính phủ điện tử phiên bản 2.0, triển khai giải pháp liên thông giữa hệ thống chứng thực chữ ký số công cộng và hệ thống chứng thực chữ ký số chuyên dùng…
Đẩy sớm tiến độ xây dựng các Nghị định về quản lý kết nối, chia sẻ dữ liệu và về định danh, xác thực điện tử; sớm đề xuất phương án đẩy mạnh cấp chứng thư số cho người dân, doanh nghiệp theo hướng giảm chi phí cấp và duy trì hoạt động chứng thư số. Đặc biệt, Tổ công tác lưu ý các Bộ cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng các đề án cơ sở dữ liệu, như cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức của Bộ Nội vụ, dữ liệu về doanh nghiệp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dữ liệu về đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường, dữ liệu về bảo hiểm của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.
Tổ trưởng tổ công tác cũng đề nghị các Bộ cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thiện Cổng Dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ; nhắc các Bộ về việc tỉ lệ áp dụng văn bản có chữ ký số, gửi nhận điện tử của Bộ Nội vụ còn chưa cao. Đồng thời, hoàn thành sớm Đề án về lưu trữ tài liệu điện tử.
Với vai trò là cơ quan thường trực về cải cách hành chính, Bộ Nội vụ cần đẩy mạnh hơn nữa, quyết liệt hơn nữa trong ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách nội bộ. Tổ trưởng Tổ công tác Mai Tiến Dũng cho biết, kết quả kiểm tra hôm nay sẽ được báo cáo đầy đủ tại phiên họp Chính phủ với các địa phương sắp tới; sau đó Tổ công tác sẽ tiếp tục kiểm tra trực tiếp tại các Bộ.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đề nghị 10 Bộ, cơ quan phải gương mẫu, Trung ương làm trước, địa phương làm sau. Nếu Trung ương, các cơ quan làm không tốt thì không thể kết nối với ngành dọc được và ngay trong nội bộ cơ quan phải biết đang ở đâu, tự đánh giá các vấn đề xử lý làm bằng giấy, điện tử.
"Các nhiệm vụ quá hạn, nhiệm vụ sắp đến hạn, đề nghị phải rà soát và làm quyết liệt. Bởi Chính phủ điện tử mà làm chậm thì không đạt yêu cầu. Tinh thần từ bây giờ phải làm quyết liệt cái này. Chúng tôi thành lập các tổ công tác tác xuống các địa phương, một nhóm có thể phụ trách 3-5 tỉnh tập trung, đôn đốc, hướng dẫn cho họ”- ông Mai Tiến Dũng cho biết.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Số hóa toàn diện nền hành chính công

Số hóa toàn diện nền hành chính công

08 May, 04:54 AM

Kinhtedothi - Hướng tới một nền hành chính không giấy tờ, việc Chủ tịch UBND TP Hà Nội vừa ký ban hành Chỉ thị yêu cầu sử dụng toàn diện hồ sơ điện tử được đánh giá là một lời cam kết của chính quyền TP với Nhân dân về xây dựng hệ thống hành chính hiện đại, liêm chính, vì dân.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đồng bộ với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đồng bộ với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

04 May, 10:08 PM

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình - Phó Trưởng Ban chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW của Chính phủ ký văn bản số 48/CV-BCĐTKNQ18 về việc đẩy mạnh phân quyền, phân cấp theo quy định của Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và triển khai mô hình chính quyền địa phương 02 cấp.

Thực hiện thủ tục hành chính tại công an cấp xã: người dân được hưởng lợi

Thực hiện thủ tục hành chính tại công an cấp xã: người dân được hưởng lợi

02 May, 05:02 AM

Kinhtedothi - Nhiều công dân đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại công an (CA) cấp xã cho rằng, việc giải quyết các TTHC cho người dân ngày càng thuận lợi, nhanh và đơn giản hơn. Thay vì người dân phải đi một khoảng cách xa lên huyện làm thủ tục thì nay chỉ cần lên xã đã hoàn thành. Một số thủ tục làm trên dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) nên càng thuận lợi cho người dân.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ