Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Xuất hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: hộ kinh doanh vẫn mơ hồ

Kinhtedothi - Thiếu kiến thức, kỹ năng về công nghệ; lo ngại thủ tục phức tạp; gặp rào cản trong thay đổi thói quen kinh doanh; thiếu thời gian tìm hiểu và không có đủ vốn đầu tư thiết bị… là những lý do chính khiến nhiều hộ kinh doanh chưa mạnh dạn triển khai hóa đơn điện tử từ máy tính tiền.

Đây là thông tin được chia sẻ tại hội thảo tham vấn về kết quả điều tra hộ kinh doanh (HKD) liên quan đến việc thực hiện hóa đơn, chứng từ theo Nghị định 70/2025 của Chính phủ, do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, chiều 10/7.

Chỉ 11% hộ kinh doanh thực sự hiểu rõ nghĩa vụ thuế

Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn chứng từ (Nghị định 70) có những sửa đổi liên quan đến nghĩa vụ sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên.

Theo ước tính của Cục Thuế, Bộ Tài chính, có khoảng 37.000 HKD đáp ứng tiêu chí này và do đó sẽ phải thực hiện nghĩa vụ này. Với tổng số hơn 5 triệu HKD, đối tượng áp dụng quy định chỉ chiếm chưa đến 1%, có thể coi là các HKD có doanh thu khoán rất lớn.

Quang cảnh hội thảo.

Chia sẻ tại hội thảo, Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban Pháp chế VCCI Đậu Anh Tuấn cho biết, VCCI thời gian qua đã tiến hành một khảo sát các hộ kinh doanh trên quy mô toàn quốc để đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện Nghị định 70 của hộ kinh doanh, qua đó đưa ra các kiến nghị để đảm bảo chính sách thực hiện hiệu quả.

Qua khảo sát gần 1.400 hộ kinh doanh, bức tranh hiện lên là một thực tế đan xen giữa kỳ vọng và không ít khó khăn, vướng mắc. Có tới 94% hộ kinh doanh cho biết đã biết đến Nghị định 70, đây là một tín hiệu tích cực cho thấy chính sách đã bước đầu lan tỏa.

Tuy nhiên, chỉ 11% hộ kinh doanh thực sự hiểu rõ nghĩa vụ của mình, trong khi 51% chưa từng được liên hệ hay hướng dẫn cụ thể từ cơ quan thuế. Việc tương tác trực tiếp với chính quyền địa phương còn hạn chế, khiến nhiều hộ lúng túng trong triển khai. Đặc biệt, phần lớn hộ kinh doanh vẫn lo ngại về chi phí đầu tư ban đầu, thay đổi thói quen vận hành, cũng như những áp lực từ công nghệ và thủ tục mới.

Phó Tổng Thư ký VCCI Đậu Anh Tuấn nhấn mạnh, đây là lực lượng kinh tế quan trọng, nhưng đồng thời cũng là nhóm dễ bị tổn thương nhất khi chính sách thay đổi đột ngột. Nếu không có sự hỗ trợ thích đáng, những rào cản trong giai đoạn chuyển đổi có thể ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại của nhiều hộ kinh doanh vốn đang là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ tại địa phương. Nuôi dưỡng và tạo điều kiện cho hộ kinh doanh ổn định phát triển cũng chính là một bước cụ thể để thực hiện Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.

Đại diện nhóm nghiên cứu, Phó Trưởng Ban Pháp chế VCCI Phạm Ngọc Thạch chia sẻ thêm về những khó khăn chính mà hộ kinh doanh đang gặp phải khi triển khai hóa đơn điện tử. Trong đó thiếu kiến thức, kỹ năng về công nghệ là khó khăn có nhiều hộ kinh doanh phản ánh nhất, với tỷ lệ 73%; 53% lo ngại thủ tục phức tạp; 49% gặp rào cản trong thay đổi thói quen kinh doanh; 37% thiếu thời gian tìm hiểu và không có đủ vốn đầu tư thiết bị. Ngoài ra, một bộ phận hộ kinh doanh cũng bày tỏ lo ngại về bảo mật dữ liệu khi chuyển sang môi trường số.

Cần lộ trình, phân tầng phù hợp với quy mô từng hộ kinh doanh

Phó Trưởng Ban Pháp chế VCCI Phạm Ngọc Thạch cho biết, từ kết quả khảo sát, nhóm nghiên cứu kiến nghị một số giải pháp nhằm giúp hộ, cá nhân kinh doanh vượt qua rào cản, thích ứng hiệu quả với quy định sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền có kết nối cơ quan thuế.

Trước hết, cần chủ động truyền thông toàn diện, dễ hiểu và đúng đối tượng, đặc biệt với nhóm hộ kinh doanh nhỏ lẻ, ở khu vực nông thôn hoặc ngành nghề có tỷ lệ nhận biết thấp. Cơ quan thuế được đề xuất xây dựng các tài liệu hướng dẫn trực quan như sổ tay, infographic, quy trình minh họa… để hộ kinh doanh dễ nắm bắt và triển khai, đồng thời tăng cường đối thoại với các hội/hiệp hội để kịp thời nhận diện và tháo gỡ vướng mắc phát sinh.

Bên cạnh đó, báo cáo cũng nhấn mạnh sự cần thiết của các chính sách hỗ trợ cụ thể trong giai đoạn chuyển tiếp, đặc biệt là quy định không hồi tố truy thu nghĩa vụ thuế, xử phạt hoặc tịch thu với giai đoạn trước khi áp dụng hóa đơn điện tử.

Cùng với đó là bổ sung quy định phù hợp về kế toán, hóa đơn, chứng từ sát với thực tiễn hoạt động của hộ kinh doanh; nâng cao nhận thức về bảo mật thông tin và tạo dựng niềm tin vào hệ thống. Việc đồng hành kịp thời và thiết thực từ phía cơ quan quản lý sẽ là yếu tố then chốt giúp hộ kinh doanh ổn định hoạt động và phát triển trong môi trường kinh doanh số hóa.

Đại diện Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) kiến nghị, cần triển khai quy định sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền theo lộ trình phân tầng, phù hợp với quy mô và mức độ sẵn sàng của từng hộ kinh doanh. Theo đó, nên ưu tiên triển khai trước tại các đô thị lớn, bắt đầu với các hộ kinh doanh có quy mô lớn, sau đó mở rộng dần ra các nhóm còn lại.

Để đảm bảo việc thực thi hiệu quả, Hiệp hội đề xuất tăng cường công tác truyền thông, tập huấn và đào tạo ngay tại cơ sở nhằm tháo gỡ kịp thời những vướng mắc phát sinh. Đồng thời, cần thiết lập một tổng đài chuyên biệt hoạt động 24/7, giúp hộ kinh doanh dễ dàng tiếp cận thông tin và được giải đáp khi cần thiết.

Bên cạnh đó, Hiệp hội nhấn mạnh sự cần thiết của việc thí điểm tại một số địa phương trước khi nhân rộng toàn quốc, để có thời gian rà soát, điều chỉnh và đồng bộ chính sách. Đồng thời, mong muốn cơ quan thuế sớm ban hành hướng dẫn chi tiết về trách nhiệm của các bên liên quan bao gồm doanh nghiệp sản xuất, nhà phân phối, hộ kinh doanh cũng như cơ chế hỗ trợ cụ thể trong giai đoạn chuyển tiếp.

Đặc biệt, cần sớm ban hành văn bản chính thức khẳng định không truy thu phần chênh lệch thuế giữa phương pháp khoán cũ và doanh thu thực tế, nhằm tạo sự yên tâm cho hộ kinh doanh khi chuyển đổi.

Xoá bỏ thuế khoán từ 2026: Hộ kinh doanh nào phải đóng thuế?

Xoá bỏ thuế khoán từ 2026: Hộ kinh doanh nào phải đóng thuế?

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phấn đấu năm 2030 GRDP bình quân đầu người tỉnh An Giang đạt 7.500 USD trở lên

Phấn đấu năm 2030 GRDP bình quân đầu người tỉnh An Giang đạt 7.500 USD trở lên

13 Jul, 12:31 PM

Kinhtedothi – Tỉnh ủy An Giang vừa có Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XI nhiệm kỳ 2020 - 2025, trình tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030 trong đó đề cập tới  mục tiêu đến năm 2030, An Giang là tỉnh phát triển khá của cả nước và là trung tâm kinh tế biển mạnh của quốc gia.

Ngăn chặn nguy cơ bùng phát bệnh dịch tả lợn châu Phi

Ngăn chặn nguy cơ bùng phát bệnh dịch tả lợn châu Phi

13 Jul, 11:54 AM

Kinhtedothi - Từ đầu năm 2025 đến nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại nhiều tỉnh, TP, đặc biệt là ở nhiều địa phương khu vực miền Bắc. Dù hầu hết các ổ dịch đều ở quy mô nông hộ nhỏ lẻ và cơ bản được kiểm soát tốt, tuy nhiên nguy cơ bùng phát diện rộng là không thể chủ quan.

Kết nối thị trường tiêu thụ nông sản

Kết nối thị trường tiêu thụ nông sản

13 Jul, 11:49 AM

Kinhtedothi - Hiện trên địa bàn Hà Nội có rất nhiều loại nông sản, đặc sản được xây dựng thương hiệu, sản xuất theo hướng an toàn và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Tuy nhiên, các hợp tác xã, người dân vẫn loay hoay tìm đầu ra cho sản phẩm này, nhất là thời điểm vào vụ thu hoạch.

Cấp thiết hoàn thiện pháp lý xuất xứ hàng hoá Việt Nam

Cấp thiết hoàn thiện pháp lý xuất xứ hàng hoá Việt Nam

13 Jul, 11:28 AM

Kinhtedothi - Với hàng loạt điểm mới, dự thảo Nghị định về hàng hoá có xuất xứ Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng cường tính minh bạch và nhất quán trong việc xác định xuất xứ hàng hóa, giúp Việt Nam tránh nguy cơ bị áp thuế phòng vệ, điều tra gian lận từ các nước nhập khẩu.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ