Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Xuất khẩu LNG của Nga sang châu Âu chênh 60% so với Mỹ

Kinhtedothi - 15 nước châu Âu đã nhập khẩu tổng cộng 4,43 triệu tấn khí hóa lỏng tự nhiên (LNG) từ Nga, nhiều hơn 60% so với nhập khẩu LNG từ Mỹ.
Báo cáo thường niên của tập đoàn nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng quốc tế (GIIGNL), cho biết, lượng xuất khẩu LNG của Nga sang các thị trường châu Âu và châu Á cao hơn so với mức nhập khẩu từ Mỹ trong năm 2018.
Theo GIIGNL, 15 quốc gia châu Âu, đặc biệt Tây Ban Nha, Pháp và Hà Lan, đã nhập khẩu tổng cộng 4,43 triệu tấn LNG từ Nga - nhiều hơn 60% so với từ Mỹ trong năm ngoái.
  Nga đã vận chuyển nhiều LNG đến các thị trường châu Âu và châu Á hơn so với mức nhập khẩu từ Mỹ trong năm 2018.
Trong đó, tổng số lô hàng xuất khẩu của Mỹ đến thị trường châu Âu lên tới 2,7 triệu tấn LNG.
Tại châu Âu, mức nhập khẩu LNG ròng đã tăng 6,4%, đạt 48,9 triệu tấn so với năm ngoái. Qatar, AlgeriaNigeria đứng đầu danh sách các nhà xuất khẩu LNG lớn nhất tại châu Âu, riêng Doha đã xuất hơn 16 triệu tấn.
Washington đang nỗ lực cạnh tranh với Moscow để chiếm lĩnh thị trường năng lượng châu Âu, thông qua việc cảnh báo các đồng minh Liên minh châu Âu (EU) về sự phụ thuộc ngày càng tăng vào nguồn năng lượng của Nga, chủ yếu là LNG, cùng đẩy mạnh xuất khẩu LNG sang khu vực.
Mỹ cũng nhiều lần lên tiếng chỉ trích việc xây dựng tuyến đường ống Dòng chảy Phương Bắc 2 vận chuyển khí đốt từ Nga đến Đức. Tuy nhiên, phía Berlin đã cam kết quyết thực hiện dự án, cho rằng họ muốn thực hiện chính sách năng lượng độc lập và đảm bảo an ninh năng lượng.
Ngoài ra, trong năm 2018, Nga cũng vượt Mỹ, trở thành nhà xuất khẩu LNG hàng đầu tại châu Á. Lượng LNG nhập khẩu từ Nga sang khu vực đã lên tới 12,86 triệu tấn trong năm ngoái, trong khi nhập khẩu của Mỹ chỉ đạt mức 10,73 triệu tấn.
Australia là nước nhập khẩu LNG của Nga nhiều nhất với hơn 66 triệu tấn.
Tuy nhiên, xuất khẩu LNG của Mỹ trên thị trường toàn cầu nhiều hơn Nga với mức 2,3 triệu tấn, trong đó khách hàng lớn nhất gồm Hàn Quốc, Mexico và Nhật Bản.
Theo báo cáo của GIIGNL, nhập khẩu LNG toàn cầu trong năm ngoái  đạt 313,8 triệu tấn, tăng 8,3% so với năm trước, ghi nhận mức tăng trưởng hàng năm lớn thứ 3, sau năm 2010 và 2017.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phố Wall bùng nổ khi ông Trump bác tin sa thải Chủ tịch Fed

Phố Wall bùng nổ khi ông Trump bác tin sa thải Chủ tịch Fed

23 Apr, 03:32 PM

Kinhtedothi - Sự kỳ vọng vào khả năng hạ nhiệt trong căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, cộng thêm việc ông Trump rút lại lời đe dọa sa thải Chủ tịch Fed đã giúp thị trường Phố Wall tăng vọt sau chuỗi ngày ảm đạm.

Các ngân hàng trung ương gồng mình đối phó chiến tranh thương mại

Các ngân hàng trung ương gồng mình đối phó chiến tranh thương mại

21 Apr, 03:45 PM

Kinhtedothi - Căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng không còn là mối quan tâm bên lề mà đã trở thành vấn đề trọng tâm đối với các ngân hàng trung ương lớn như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC).

Vì sao đồng ruble sinh lời mạnh nhất năm 2025?

Vì sao đồng ruble sinh lời mạnh nhất năm 2025?

18 Apr, 04:46 PM

Kinhtedothi - Các nhà phân tích cho rằng yếu tố địa chính trị và các quyết định kịp thời về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nga đã giúp đồng ruble Nga trở thành đồng tiền có hiệu suất tốt nhất toàn cầu trong năm 2025, vượt qua cả các tài sản trú ẩn truyền thống như vàng và đồng USD.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ