Xung khắc lợi ích trong nội bộ NATO: Gỡ rối chưa xong

Những diễn biến gần đây nhất lại cho thấy thực tế không phải hoàn toàn như vậy. Cả EU lẫn NATO đều chưa tháo gỡ được hết mọi bất đồng quan điểm và xung khắc lợi ích trong nội bộ để có thể thống nhất chính sách và phối hợp hành động cùng nhau đối phó Nga.
Trong EU, vì sự phản đối của Hungary, Séc và Slovakia mà EU chưa thể thông qua được gói các biện pháp trừng phạt thứ 6 nhằm vào Nga. Nội dung gây bất đồng quan điểm là cấm vận Nga xuất khẩu dầu lửa mà đây lại là nội dung quan trọng và quyết định nhất của gói các biện pháp trừng phạt này.
Ba thành viên EU kia đồng ý về nguyên tắc chủ trương của EU cấm vận Nga xuất khẩu dầu lửa nhưng chưa sẵn sàng tham gia thực hiện biện pháp này ngay lập tức. Họ cũng chưa chấp nhận đề nghị mời chào của EU về các điều kiện ngoại lệ như thời gian chưa tham gia và tiền hỗ trợ tài chính để tiến tới chấm dứt lệ thuộc Nga về cung ứng dầu lửa. Họ sử dụng EU làm con tin trong chuyện EU cấm vận Nga xuất khẩu dầu lửa.
Trong NATO, Thổ Nhĩ Kỳ và cả Tổng thống Croatia không giấu giếm chủ ý phủ quyết việc NATO kết nạp Thuỵ Điển và Phần Lan làm thành viên mới. Hai nước Bắc Âu kia muốn tham gia NATO để có được sự đảm bảo an ninh từ phía NATO. Vì NATO hiện đang đối địch Nga quyết liệt nên hai nước này sau khi từ bỏ chính sách trung lập cũng sẽ theo đuổi chính sách đối địch Nga quyết liệt. NATO muốn có thêm hai thành viên mới này để đối phó Nga.
Sự phản đối của Thổ Nhĩ Kỳ hay Croatia đều không phải bởi cả hai không muốn đối đầu Nga mà bởi mắc mớ song phương của họ với Thuỵ Điển hay Phần Lan và bởi mưu tính của họ tận dụng vị thế trong NATO và cơ hội hiện tại để gây dựng và gia tăng ảnh hưởng riêng. Họ sử dụng NATO làm con tin trong chuyện NATO kết nạp Thuỵ Điển và Phần Lan.

Sau Phần Lan, Thụy Điển xác nhận sẽ gia nhập NATO
Kinhtedothi - Đảng Dân chủ Xã hội cầm quyền của Thụy Điển tuyên bố ủng hộ nước này gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), từ bỏ quan điểm phản đối suốt nhiều thập kỷ.

Phần Lan và Thụy Điển quyết định gia nhập NATO
Kinhtedothi - Sau hơn 70 năm kiên trì theo đuổi chính sách trung lập, không liên minh quân sự với nước khác, ngày 15/5/2022, Tổng thống Phần Lan Sauli Niinistö và Thủ tướng Sanna Marin cùng tuyên bố với người dân nước này rằng, Phần Lan sẽ chính thức gửi đơn gia nhập NATO.

Lý do Thổ Nhĩ Kỳ phản đối Thụy Điển, Phần Lan gia nhập NATO
Kinhtedothi - Tuyên bố của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ khiến một số quốc gia châu Âu trong đó có Thụy Điển sửng sốt.