Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

3 giả thiết vì sao lãnh đạo Triều Tiên chấp nhận hội nghị thượng đỉnh với Mỹ, Hàn

Lan Hương (Theo CNN)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Hội nghị thượng đỉnh lịch sử liên Triều và Mỹ - Triều là hoạt động ngoại giao quốc tế hiếm có của nhà lãnh đạo Kim Jong-un sau nhiều năm cô lập với thế giới.

Trong vòng chưa đầy một tuần nữa, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ gặp Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tại khu phi quân sự chia cắt 2 miền. Sau đó, một cuộc tiếp xúc ngoại giao đáng quan tâm nhất giữa ông Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tháng 5 hoặc đầu thán 6.
 
Vậy chính xác nguyên nhân gì đã đưa nhà lãnh đạo Triều Tiên vào bàn đàm phán?
Giả thiết thứ 1: Kinh tế Triều Tiên đang khó khăn
GS William Brown, Trường Ngoại giao Georgetown 
Nền kinh tế Triều Tiên cực kỳ dễ tổn thương, đồng nghĩa với việc nhà lãnh đạo Kim Jong-un đang tiếp cận cuộc đàm phát với vị thế yếu hơn.
Chúng ta đã thấy sự sụp đổ thương mại với Trung Quốc, xuất khẩu Triều Tiên chỉ còn khoảng 9 triệu USD vào thang 2, nhập khẩu giảm khoảng 1/3, xuống còn 103 triệu USD.
Tổng kim ngạch thương mại nước ngoài của Bình Nhưỡng có lẽ đang ở mức yếu nhất kể từ sau chiến tranh Triều Tiên.
Nền kinh tế Triều Tiên đối mặt với áp lực lớn buộc nhà lãnh đạo nước này phải tiếp cận Seoul và Washington, cũng như có chuyến thăm bất ngờ đến Bắc Kinh. Hiện vẫn chưa rõ 2 nhà lãnh đạo Kim Jong-un và Tập Cận Bình thảo luận những nội dung gì nhưng có thể liên quan đến việc giảm nhẹ một số biện pháp trừng phạt để đổi lấy cuộc họp thượng đỉnh.
Bình Nhưỡng biết rằng bất cứ lúc nào Bắc Kinh cũng có thể cắt giảm việc cung cấp dầu thô, khiến lạm phát tăng cao. Vì vậy, ông Kim Jong-un không thể mạo hiểm và phải tìm đến Bắc Kinh.
Đây là cơ hội tốt nhất trong cả một thế hệ. Kim Jong-un có thể không từ bỏ kho vũ khí hạt nhân nhưng có thể sẵn sàng kiềm chế. Phía Mỹ giữ lợi thế thương lượng nhưng nó sẽ không dễ dàng.
Giả thiết 2: Vũ khí hạt nhân mang lại cho Triều Tiên sức mạnh
Jean H. Lee, Giám đốc Trung tâm Quỹ và Lịch sử Hàn Quốc
Sự xuất hiện của nhà lãnh đạo Kim Jong-un trong giai đoạn 6 năm trong sự lãnh đạo của ông là một phần của chiến lược chính trị được thực hiện một cách tỉ mỉ và có phương pháp.
Sở hữu chương trình hạt nhân và vị thế của một nhà lãnh đạo quân sự có khả năng bảo vệ nhân dân của, ông Kim Jong-un đang hướng sự chú ý của mình vào quan hệ quốc tế - và bước lên sân khấu thế giới không chỉ là một thanh niên thừa kế sự lãnh đạo từ gia đình mà còn là một nhà lãnh đạo được hỗ trợ bởi một chương trình vũ khí hạt nhân có khả năng đặt ra một mối đe dọa thực sự đối với an ninh toàn cầu.
Ông cảm thấy tự tin rằng chương trình hạt nhân sẽ buộc các nhà lãnh đạo nước ngoài đối xử với ông ngang hàng trong cuộc họp với Mỹ chứ không phải là một kẻ yếu.
2 hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và sau đó là Tổng thống Mỹ Donald Trump, lãnh đạo của cường quốc số một thế giới, sẽ được xem như một chiến thắng. Chưa có nhà lãnh đạo nào của Triều Tiên tham dự một cuộc họp có sự tham gia của một Tổng thống Mỹ đương nhiệm.
Ông Kim đang chơi một ván bài có tiền cược lớn, sử dụng vũ khí hạt nhân làm lá bài chủ trong các cuộc đàm phán với Seoul và Washington.
Giả thiết thứ 3: LÃnh đạo Triều Tiên đang “câu giờ”
Adam Mount, Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ có nhiều chiến thắng khi đến hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông Kim sẽ cố gắng giảm bớt các biện pháp trừng phạt, tăng cường tính hợp pháp và gây chia rẽ cho liên minh quân sự Mỹ - Hàn trong khi các chương trình hạt nhân và tên lửa ít bị kiềm chế.
Các biện pháo ngoại giao hiện nay chỉ là một phần của việc “câu giờ”. Để câu giờ, Triều Tiên có thể đưa ra các nhượng bộ trung bình và tạm thời để hạn chế các chương trình thử nghiệm hạt nhân hoặc tên lửa, đưa ra các bước hoàn toàn mang tính biểu tượng.
Nếu chiến tranh thực sự xảy ra, Bình Nhưỡng sẽ gây thiệt hại lớn cho công dân Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ. Nhưng ngay cả đất nước này cũng sẽ bị tổn thất rất lớn.
Trong bất kỳ trường hợp nào, ý tưởng rằng hành động ngoại giao hoặc quân sự có thể ngay lập tức chấm dứt và không để tái diễn chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng là một mơ ước hão huyền.