Mướp đắng
Mướp đắng là thực phẩm thường thấy trong bữa cơm của các gia đình. Nó có tác dụng thanh nhiệt, giải độc nên được rất nhiều người ưa chuộng.
Nhưng trên thực tế, nếu ăn quá nhiều, quá thường xuyên mướp đắng, bạn sẽ dễ bị sỏi thận hơn. Trong 100g mướp đắng có chứa 459mg axit oxalic, điều này chứng tỏ đây là loại rau quả có hàm lượng axit oxalic tương đối cao. Do đó, tốt nhất bạn nên hạn chế tiêu thụ mướp đắng, ăn với lượng vừa phải để phòng ngừa nguy cơ bị sỏi thận.
Cacao
Cacao là một trong những loại thực phẩm chứa nhiều axit oxalic. Tiêu thụ quá nhiều loại đồ uống này, sẽ dẫn tới hàm lượng axit oxalic trong cơ thể quá nhiều, tăng nguy cơ sỏi thận.
Rau muống
Rau muống là một loại rau lá xanh rất quen thuộc với rất nhiều gia đình Việt. Nó có giá thành rẻ, mùi vị thơm ngon, có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau, lại giàu vitamin, kali, clo và các chất dinh dưỡng khác.
Tuy nhiên, rau muống tuyệt đối không thể là loại thực phẩm để bạn ăn hàng ngày. Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết cứ 100g rau muống có chứa khoảng 691mg axit oxalic. Để làm giảm bớt lượng axit oxalic trong rau muống, bạn có thể chần rau qua nước trước khi chế biến.
Rau dền
Rau dền là thực phẩm được nhiều người thích ăn, có thể dùng để xào hoặc nấu canh. Dù rất giàu chất dinh dưỡng như sắt, canxi, caroten và vitamin C, nhưng rau dền cũng không thể tiêu thụ thường xuyên. Trong 100g rau dền có chứa 1142mg axit oxalic, cao gần gấp 3 lần so với mướp đắng. Do đó, nếu không muốn bị sỏi thận, bạn nên hạn chế ăn rau dền.
Đồ uống chế biến sẵn đóng chai
Các loại đồ uống bán sẵn trên thị trường đôi khi sẽ có thêm natri để tạo hương vị. Natri là chất không tốt cho thận, dễ tạo sỏi thận. Vì vậy, chúng ta không nên uống quá nhiều các loại đồ uống đóng chai để thay thế nước lọc. Bạn nên xác định hàm lượng dinh dưỡng của các loại đồ uống đóng chai trước khi mua.
Để đảm bảo sức khỏe, tránh nguy cơ tạo sỏi thận, bạn nên chú ý uống ít đồ uống chế biến sẵn, nên sử dụng nước lọc làm nguồn cung cấp nước chính.
Muối
Ăn quá nhiều muối ăn (natri) có thể góp phần dẫn đến sỏi thận. Lượng natri cao khiến cơ thể giữ nước và thận không thể hoạt động để đưa lượng natri dư thừa ra khỏi cơ thể. Nó thậm chí còn làm tăng mức canxi và làm giảm nồng độ citrate (chất ức chế sỏi thận) trong nước tiểu. Hơn nữa, lượng natri cao làm tăng huyết áp, có thể dẫn đến suy tim và đột quỵ.