Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bản tin tổng hợp xây dựng - bất động sản từ 14 - 20/2

Kinhtedothi - Tăng cường xử lý môi giới BĐS; Chấn chỉnh tình trạng “ôm” đất dự án rồi bỏ hoang; Cấp thiết phải minh bạch thông tin thị trường BĐS... là những thông tin đáng chú ý trong tuần.

Tăng xử phạt môi giới BĐS

Sau khi Nghị định 16/2022/NĐ-CP tăng chế tài xử phạt môi giới BĐS hoạt động sai quy định chính thức có hiệu lực, nhiều ý kiến cho rằng tăng chế tài xử phạt sẽ giúp thị trường BĐS trở nên lành mạnh, bền vững hơn. Xem chi tiết

Nhiều quy định mới liên quan đến xử phạt môi giới BĐS.

Chấn chỉnh tình trạng ôm đất dự án rồi bỏ hoang

Ngay từ những ngày đầu năm mới, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ TN&MT đôn đốc các địa phương rà soát, báo cáo thực trạng dự án có sử dụng đất nhưng chậm triển khai... Xem chi tiết

Cần có biện pháp xử lý mạnh tay đối với những dự án BĐS "ôm" đất bỏ hoang.

Cấp thiết phải minh bạch thông tin thị trường BĐS

Sau khi Sở Xây dựng tỉnh Hòa Bình nêu tên nhiều dự án sai phạm do chưa được cấp phép, không đủ điều kiện kinh doanh BĐS, huy động vốn, vấn đề minh bạch thông tin về thị trường này một lần nữa được nhắc đến là việc làm cấp thiết. Xem chi tiết

Minh bạch thông tin giúp thị trường BĐS phát triển bền vững.

Mở cửa du lịch: BĐS hưởng lợi nhưng cần thay đổi

Trước thông tin Thủ tướng yêu cầu mở cửa du lịch an toàn càng sớm càng tốt, các chuyên gia cho rằng, đây là cơ hội để khôi phục thị trường BĐS, đặc biệt là BĐS nghỉ dưỡng; nhưng nhà đầu tư cần thay đổi để thích nghi… Xem chi tiết

Mở cửa du lịch sẽ tạo điều kiện cho BĐS phục hồi.

Lâm Đồng đấu giá, đấu thầu loạt dự án bất động sản quy mô lớn

Giai đoạn 2021 - 2025, UBND tỉnh Lâm Đồng đấu giá, đầu thầu 142 dự án. Trong đó, có nhiều dự án bất động sản, du lịch quy mô hàng trăm đến hàng nghìn ha. Xem chi tiết

Tỉnh Lâm Đồng đấu giá nhiều dự án lớn.

Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô: Sớm hoàn thiện mảnh ghép cuối

Đề nghị UBND TP sớm phê duyệt quy hoạch phân khu sông Hồng làm cơ sở cấp phép xây dựng, cải tạo, sửa chữa công trình, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của người dân là kiến nghị của rất nhiều quận, huyện thuộc Hà Nội có diện tích nằm trong quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng. Xem chi tiết

Đề xuất sớm phê duyệt phân khu đô thị sông Hồng.

Doanh nghiệp xây dựng phục hồi tích cực

Năm 2021, nhiều dự án bị ngưng trệ, cùng với đó là sự thiếu hụt nguồn lao động, gia tăng tiền lương... Thế nhưng, bằng nhiều biện pháp, chính sách thích hợp, từ đầu năm đến nay, nhiều doanh nghiệp xây dựng lấy lại đà phục hồi sản xuất, kinh doanh. Xem chi tiết

DN xây dựng đang phục hồi tích cực

Hà Nội: Hơn 1.800 tổ chức được cấp chứng chỉ hoạt động xây dựng

Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Hoàng Cao Thắng cho biết, công tác quản lý năng lực và hoạt động xây dựng của tổ chức trên địa bàn TP theo phân cấp đảm bảo yêu cầu về chất lượng, tiến độ. Đã có 1.800 tổ chức được cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng. Xem chi tiết

Hơn 1.800 tổ chức được cấp chứng chỉ hoạt động xây dựng trên địa bàn Thủ đô.
Cấp thiết phải minh bạch thông tin thị trường bất động sản

Cấp thiết phải minh bạch thông tin thị trường bất động sản

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cẩn trọng rơi vào “bẫy” tài chính

Cẩn trọng rơi vào “bẫy” tài chính

01 Apr, 05:23 AM

Kinhtedothi - Thời gian gần đây, người dân đặc biệt quan tâm đến thông tin hàng loạt ngân hàng đang triển khai các gói tín dụng ưu đãi dành cho người mua nhà, với mức lãi suất thấp kỷ lục (có ngân hàng chỉ 3,99%/năm) và được vay lên tới 90% giá trị nhà. Thoáng qua có thể thấy rất hấp dẫn, nhưng các chuyên gia lại đưa ra cảnh báo về bài toán dài hạn và nguy cơ bị rơi vào “bẫy” tài chính.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ