Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bên trong nơi giành giật sự sống cho bệnh nhân Covid-19 nặng tại Hà Nội

Kinhtedothi - Là một trong những bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19 có quy mô lớn nhất, hiện đại nhất của Thủ đô và khu vực phía Bắc, Bệnh viện dã chiến đặt tại Yên Sở, Hoàng Mai với quy môn 3,5ha, cùng với hơn 500 giường bệnh và nhiều máy móc hiện đại. Đây là tuyến cuối trong điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 tại khu vực TP Hà Nội và một số tỉnh thành phía Bắc. Phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị đã trực tiếp ghi nhận bên trong bệnh viện về công việc của đội ngũ y bác sĩ đang ngày đêm chiến đấu giành lại sự sống cho những bệnh nhân nặng nhất.
  •  Với quy mô 3,5ha, cùng với hơn 500 giường bệnh và nhiều máy móc hiện đại, đây là tuyến cuối trong bậc thang điều trị người bệnh Covid-19. Đây là tuyến cuối trong bậc thang điều trị người bệnh Covid-19 ở khu vực TP Hà Nội và một số tỉnh thành phía Bắc (Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh và Lạng Sơn).
  •  Các y bác sĩ làm việc trong bệnh viện luôn phải đảm bác các quy định ngặt nghèo về phòng dịch.
  •  Các y bác sĩ giúp đỡ nhau mặc đồ bảo hộ trước khi vào khu điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19 nặng.
  • ">  Nhân viên y đến tiến vào khu điều trị cho bệnh nhất nhiễm Covid-19 nặng nhất tại bệnh viện, nơi được ghi chú là "vùng đỏ"
  •  Một kíp y bác sĩ tiến hành điều trị cho bệnh nhân nặng tại bệnh viện.
  •  Tất cả bệnh nhân tại đây đều là những người nhiễm Covid-19 nặng với nguy cơ cao.
  •  Họ được điều trị tại tầng thứ 3, là tầng cao nhất trong phác đồ chữa bệnh Covid-19 của Bộ Y tế, đã được chuyển từ nhiều nơi tới đây để điều trị.
  •  Theo PGS.TS Hoàng Bùi Hải - Phó Giám đốc Bệnh viện điều trị Covid-19, Trưởng khoa Cấp Cứu - Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Hầu hết các bệnh nhân được chuyển đến đây đều đã phải thở máy và có nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
  •  Nhân viên y tế tiếp nhận và vận chuyển bệnh nhân vào khu điều trị đặc biệt.
  •  
  • Do tính chất đặc biệt của dịch bệnh, nhân viên y tế phải trao đổi qua bộ đàm và phân cách bằng những lớp kính đảm bảo công tác phòng dịch ngay tại bệnh viện.
  •  Nhân viên y tế hiệu chỉnh các thiết bị điều trị cho bệnh nhân.
  •  Bệnh nhân điều trịluôn được theo dõi sát sao các chỉ số sinh tồn của cơ thể.
  •  Hoạt động trao đổi nghiệp vụ bên trong phòng và nhân viên kiểm soát bên ngoài.
  •  Một nhân viên y tế bên trong khu điều trị với bộ đàm trên tay.
  •  Hoạt động giám sát tại bệnh viện được ứng dụng CNTT hiện đại, theo dõi và trao đổi trực tuyến.
  • Do mặc những bộ đồ kín mít nên việc nhận biết và giao tiếp gặp khó khăn, bởi vậy các bác sĩ thường viết tên mình lên áo để tiện giao tiếp.
  •  Nhân viên y tế thường xuyên phải xét nghiệm Covid-19 để đảm bảo công tác phòng dịch.
  •  Đội ngũ cán bộ y tế tại bệnh viện đều là nhân viên, y bác sĩ, điều dưỡng của Đại học Y Hà Nội, tất cả đều được tập huấn kỹ về an toàn phòng dịch cũng như đã có nhiều kinh nghiệm chống dịch ở các địa phương.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Dứa rừng lim - đặc sản ngọt lành của miền quê Đạo Trù

Dứa rừng lim - đặc sản ngọt lành của miền quê Đạo Trù

25 Jun, 12:42 PM

Kinhtedothi - Từ một loại cây trồng quen thuộc, phổ biến với nhiều địa phương khác, nhưng dưới tán rừng lim bạt ngàn của xã Đạo Trù (huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc), cây dứa đã “hóa thân” thành một đặc sản độc đáo mang tên gọi dân dã dứa rừng lim.

Khẳng định bản lĩnh chính trị và trách nhiệm xã hội

Khẳng định bản lĩnh chính trị và trách nhiệm xã hội

01 May, 04:55 AM

Kinhtedothi - Một thế kỷ qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Báo chí Cách mạng Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, vị thế của báo chí và người làm báo được tiếp tục khẳng định. Đây là bước phát triển rất đáng tự hào của báo chí cách mạng - đội quân xung kích trên mặt trận tư tưởng - văn hóa.

Múa lân-sư-rồng để góp phần gìn giữ văn hóa dân tộc

Múa lân-sư-rồng để góp phần gìn giữ văn hóa dân tộc

31 Mar, 03:43 PM

Kinhtedothi – Với đam mê múa lân-sư-rồng, từ năm 10 tuổi ông đã tham gia đoàn lân-sư-rồng Tinh Anh Đường của người dượng. Đến khi thành lập hẳn đoàn lân-sư-rồng của riêng mình, ông đã cưu mang, dạy dỗ hàng nghìn thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn, nghiện ngập… trở thành người có ích cho xã hội.

Chứa chan tình cảm, đong đầy  hơi ấm từ đất liền

Chứa chan tình cảm, đong đầy hơi ấm từ đất liền

25 Jan, 06:34 AM

Kinhtedothi - Đã thành thông lệ, cứ mỗi dịp giáp Tết Nguyên đán, Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân tổ chức các đoàn cán bộ đi thăm, kiểm tra, chúc mừng năm mới cán bộ, chiến sĩ Nhà giàn DKI và các lực lượng làm nhiệm vụ trên biển.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ