Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Cận cảnh vùng “rốn lụt” Chương Mỹ sau một tháng lũ chồng lũ

Bài và ảnh: Hồ Hạ
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sau một tháng bị lũ chồng lũ, nước trong nhà người dân vùng “rốn lụt” Chương Mỹ cơ bản đã rút hết, nhưng ruộng đồng vẫn bị ngập nên người dân chưa thể trồng trọt, việc chăn nuôi cũng gặp muôn vàn khó khăn.

  • Cận cảnh vùng “rốn lụt” Chương Mỹ sau một tháng lũ chồng lũ - Ảnh 1

     Hoàn lưu bão số 3 khiến vùng ''rốn lụt'' Chương Mỹ ngập nặng trên diện rộng từ ngày 20/7/2018. Đến ngày 29/7/2018, lũ rừng ngang tiếp tục tràn về, khiến huyện Chương Mỹ ngập nặng kỷ lục trong nhiều ngày. Nước rút chậm, nhưng đến nay, mực nước sông Bùi đã về ngưỡng an toàn. 

  • Cận cảnh vùng “rốn lụt” Chương Mỹ sau một tháng lũ chồng lũ - Ảnh 2  Sau một tháng bị lũ chồng lũ, nước cơ bản đã rút hết khỏi nhà người dân vùng ''rốn lụt'' Chương Mỹ.
  • Cận cảnh vùng “rốn lụt” Chương Mỹ sau một tháng lũ chồng lũ - Ảnh 3   Tuy nhiên, nước vẫn ngập khắp cánh đồng rộng lớn. 
  • Cận cảnh vùng “rốn lụt” Chương Mỹ sau một tháng lũ chồng lũ - Ảnh 4  Hiện, toàn bộ hoa màu và nhiều cây ăn quả đã bị chết.
  • Cận cảnh vùng “rốn lụt” Chương Mỹ sau một tháng lũ chồng lũ - Ảnh 5  Nước ngập ruộng đồng khiến việc chăn nuôi gặp muôn vàn khó khăn do không có thức ăn cho gia súc, gia cầm. 
  • Cận cảnh vùng “rốn lụt” Chương Mỹ sau một tháng lũ chồng lũ - Ảnh 6  Hàng ngày, chị Nguyễn Thị Phượng (thôn Nam Hài, xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ) phải đi xa gần 10km để cắt cỏ cho bò. Hiện, chị Phượng tranh thủ trồng lại cỏ voi ở những khu vực nước đã rút.
  • Cận cảnh vùng “rốn lụt” Chương Mỹ sau một tháng lũ chồng lũ - Ảnh 7  Trong khi đó, một số ít hộ gia đình ở xã Nam Phương Tiến đan cói thuê trong lúc chưa thể trồng trọt, chăn nuôi trở lại. Tuy nhiên, làm nghề này thu nhập không đáng kể, 1 sản phẩm mất 1,5 ngày mới hoàn thành chỉ có thù lao khoảng 120.000 đồng.  
  • Cận cảnh vùng “rốn lụt” Chương Mỹ sau một tháng lũ chồng lũ - Ảnh 8  Nước rút, bà con không cần phải bơi thuyền thúng mà đã có thể di chuyển bằng xe đạp, xe máy, ô tô...
  • Cận cảnh vùng “rốn lụt” Chương Mỹ sau một tháng lũ chồng lũ - Ảnh 9  Những con đường giữa cánh đồng cũng đã có thể di chuyển bằng xe máy được 3 ngày nay.
  • Cận cảnh vùng “rốn lụt” Chương Mỹ sau một tháng lũ chồng lũ - Ảnh 10  Nước rút đến đâu, người dân vệ sinh chuồng, trại, nhà cửa, khử trùng đến đó.
  • Cận cảnh vùng “rốn lụt” Chương Mỹ sau một tháng lũ chồng lũ - Ảnh 11  Thế nhưng, mưa lớn vẫn tiếp tục kéo dài nhiều ngày nay.
  • Cận cảnh vùng “rốn lụt” Chương Mỹ sau một tháng lũ chồng lũ - Ảnh 12 Điều đó khiến việc dọn dẹp, khử trùng, vệ sinh đồ đạc, môi trường của bà con vùng ''rốn lũ'' gặp nhiều khó khăn.
  • Cận cảnh vùng “rốn lụt” Chương Mỹ sau một tháng lũ chồng lũ - Ảnh 13  Khung cảnh tan hoang quanh một ngôi nhà vùng '''rốn ngập''.
  • Cận cảnh vùng “rốn lụt” Chương Mỹ sau một tháng lũ chồng lũ - Ảnh 14  Ngôi nhà của chị Nguyễn Thị Phượng (thôn Nam Hài, xã Nam Phương Tiến) không còn đồ vật gì đáng giá do bị nước lũ cuốn trôi đi đâu không biết.
  • Cận cảnh vùng “rốn lụt” Chương Mỹ sau một tháng lũ chồng lũ - Ảnh 15  Các thiết bị điện tử của nhà ông Nguyễn Văn Quân như: Loa, tủ lạnh, bàn là, nồi cơm điện bị ngâm cả tháng trời trong nước nên đều bị hỏng.  
  • Cận cảnh vùng “rốn lụt” Chương Mỹ sau một tháng lũ chồng lũ - Ảnh 16  Thậm chí, cả giường, tủ cũng bị nước lũ làm hỏng, mục.
  • Cận cảnh vùng “rốn lụt” Chương Mỹ sau một tháng lũ chồng lũ - Ảnh 17  Cây nhãn 30 năm tuổi của nhà vợ chồng chị Nga, anh Lượng cũng không thể chống chọi được với dòng nước ô nhiễm nhiều ngày.
  • Cận cảnh vùng “rốn lụt” Chương Mỹ sau một tháng lũ chồng lũ - Ảnh 18  Hiện, nhiều giếng nước vẫn bị nhiễm bẩn nặng, nhiều hộ gia đình vẫn phải đi xin nước về dùng. Theo ông Quân, phải khi nào nước ngoài đồng rút hết, gia đình ông mới bơm, múc hết nước bẩn trong giếng. Sau đó, để nước ngầm chảy vào khoảng 1 mét lại tiếp tục múc nước ra, cứ như vậy khoảng 8-10 lần, đến khi nào thấy nước trong và sạch mới đưa đi kiểm nghiệm, nếu đảm bảo vệ sinh mới sử dụng được.
  • Cận cảnh vùng “rốn lụt” Chương Mỹ sau một tháng lũ chồng lũ - Ảnh 19  Hiện nay, vào những ngày mưa, gia đình ông Quân tận dụng tất cả những đồ vật có thể chưa nước như xoong, chậu, đến thuyền thúng để hứng nước mưa phục vụ sinh hoạt.
  • Cận cảnh vùng “rốn lụt” Chương Mỹ sau một tháng lũ chồng lũ - Ảnh 20  Theo ghi nhận của phóng viên, quang cảnh đường làng, ngõ xóm, trong nhà người dân khá thoáng đãng, không còn rác thải.
  • Cận cảnh vùng “rốn lụt” Chương Mỹ sau một tháng lũ chồng lũ - Ảnh 21   Xóm Bèo, thôn Nam Hài, nơi từng bị rác lũ tràn vào giờ đây rất sạch sẽ.
  • Cận cảnh vùng “rốn lụt” Chương Mỹ sau một tháng lũ chồng lũ - Ảnh 22  Đoạn đường này từng có thời điểm trở thành biển rác nay đã trở lại sự bình yên, đẹp đẽ vốn có.
  • Cận cảnh vùng “rốn lụt” Chương Mỹ sau một tháng lũ chồng lũ - Ảnh 23  Tuy nhiên, ngay sau khi nước rút, bãi rác ở thôn Nam Hài, xã Nam Phương Tiến đã hoạt động trở lại. 
  • Cận cảnh vùng “rốn lụt” Chương Mỹ sau một tháng lũ chồng lũ - Ảnh 24  
  • Cận cảnh vùng “rốn lụt” Chương Mỹ sau một tháng lũ chồng lũ - Ảnh 25  Hàng ngày, những công nông chở rác thải từ các nơi tiếp tục đổ về đây.
  • Cận cảnh vùng “rốn lụt” Chương Mỹ sau một tháng lũ chồng lũ - Ảnh 26  Bữa cơm của các gia đình đảm bảo có thịt hoặc cá, rau xanh.
  • Cận cảnh vùng “rốn lụt” Chương Mỹ sau một tháng lũ chồng lũ - Ảnh 27  Không có hộ gia đình nào bị thiếu lương thực, thực phẩm và nước sạch để nấu ăn. Cùng ăn cơm trưa với bà con, phóng viên nhận thấy gạo cứu trợ là loại thơm ngon, dẻo.
  • Cận cảnh vùng “rốn lụt” Chương Mỹ sau một tháng lũ chồng lũ - Ảnh 28  Người dân Chương Mỹ cảm ơn lãnh đạo TP Hà Nội, các sở, ban, ngành, quận, huyện; các tổ chức chính trị, xã hội, nhà hảo tâm đã kịp thời ủng hộ, hỗ trợ, giúp đỡ bà con trong lúc khó khăn. (Ảnh: Bà Bảy hái quả sung để muối, cải thiện bữa ăn). 
  • Cận cảnh vùng “rốn lụt” Chương Mỹ sau một tháng lũ chồng lũ - Ảnh 29  Tuy nhiên, vụ lúa, hoa màu đợt này của bà con mất trắng, nhiều vật nuôi cũng bị chết, việc tái sản xuất gặp nhiều khó khăn do nước chưa rút hết, thời tiết vẫn tiếp tục mưa, mùa mưa bão vẫn còn kéo dài khoảng 2 tháng nữa nên người dân xã Nam Phương Tiến mong muốn chính quyền địa phương quan tâm đến việc đảm bảo vệ sinh môi trường, không tiếp tục để đổ rác vào bãi rác thôn Nam Hài. (Ảnh: Gia đình ông Quân, xóm Bèo, thôn Nam Hài mới dọn về nhà được 3 ngày, sau 31 ngày đi ở nhờ).
  • Cận cảnh vùng “rốn lụt” Chương Mỹ sau một tháng lũ chồng lũ - Ảnh 30    Đồng thời, quan tâm hơn nữa đến công tác vệ sinh môi trường, khử trùng cả trong làng xóm và ngoài đồng ruộng, giúp bà con sớm ổn định cuộc sống và sản xuất.