Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cần “trám” lỗ hổng pháp lý

Kinhtedothi - Theo báo cáo của Hiệp hội An ninh mạng (NCA), năm 2024, tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân (DLCN) tại Việt Nam tiếp tục diễn biến phức tạp, với 66,24% người dùng xác nhận thông tin của họ từng bị sử dụng trái phép. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này…

Căn cước có gắn chíp, mã QR và chứa rất nhiều thông tin cá nhân như: số điện thoại, tên, tuổi, địa chỉ, số tài khoản... Rủi ro phổ biến nhất mà người dân có thể gặp phải khi đã lộ, lọt hình ảnh căn cước lên MXH chính là bị các đối tượng sử dụng để vay “tín dụng đen”, tạo ra các fanpage, profile (hồ sơ) giả mạo để đi lừa đảo...

Có rất nhiều ứng dụng vay tiền online chỉ yêu cầu người vay gửi hình ảnh căn cước, sau đó sẽ giải ngân cho vay rất nhanh chóng. Ngoài ra, các đối tượng có thể thu thập hình ảnh căn cước người dân chia sẻ, cung cấp để đăng ký thuê bao điện thoại trả sau, đăng ký mã số thuế ảo, tài khoản ngân hàng... nhằm mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Chuyên gia phòng chống tội phạm công nghệ cao từng chỉ ra rằng: tình trạng lộ DLCN diễn ra phổ biến trên không gian mạng. Nguyên nhân do người sử dụng chưa có ý thức bảo vệ DLCN, đăng tải công khai hoặc lộ trong quá trình chuyển giao, lưu trữ, trao đổi phục vụ hoạt động kinh doanh hoặc do biện pháp bảo vệ không tương xứng dẫn tới bị chiếm đoạt và đăng tải công khai.

Đáng chú ý, nhận thức về bảo vệ DLCN của công dân còn hạn chế, sẵn sàng cung cấp thông tin đời tư để lấy sự tiện ích về công nghệ. Việc chấp hành các quy định của pháp luật (Nghị định số 13/2023/NĐ-CP) về bảo vệ DLCN còn hạn chế.

Nhiều DLCN bị rao bán công khai, trong thời gian dài, với số lượng lớn trên không gian mạng. Việc mua bán được tiến hành qua website, tài khoản, trang, nhóm trên mạng xã hội, diễn đàn tin tặc. Việc thanh toán được thực hiện thông qua tài khoản ngân hàng, nhiều giao dịch ghi rõ nội dung mua bán dữ liệu.

Việc mua bán DLCN không chỉ diễn ra đơn lẻ, giữa cá nhân với cá nhân, mà còn có sự tham gia của các công ty, tổ chức, DN... Bộ Công an đã phát hiện hàng trăm cá nhân, tổ chức liên quan bán DLCN. Một số đường dây chiếm đoạt, mua bán dữ liệu quy mô lớn tại Việt Nam đã bị phát hiện, đấu tranh, xử lý. Số lượng DLCN bị thu thập, mua bán trái phép phát hiện được lên tới hàng nghìn GB dữ liệu, trong đó có nhiều DLCN nội bộ, nhạy cảm.

Trong khi đó, theo đánh giá của Bộ Công an, pháp luật chưa có chế tài hình sự về DLCN. Hiện nay, tội phạm trong lĩnh vực này thường được chứng minh hai tội danh tại Điều 159 Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác và Điều 288 Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông với mức án cao nhất là 7 năm tù. Chưa có quy định cụ thể về yếu tố cấu thành trong hoạt động mua bán DLCN, nhất là hoạt động có sự trung gian của nhiều cá nhân, tổ chức nên khó chứng minh tội phạm.

Rõ ràng, với thực trạng buôn bán, xử lý DLCN tràn lan như hiện nay, việc không có chế tài xử lý hoặc chế tài không đủ mạnh, không đủ sức răn đe sẽ không giải quyết được tình hình. Vì vậy, Bộ Công an xây dựng và đưa ra dự thảo Luật Bảo vệ DLCN; trong đó, tại Tại Điều 31, dự thảo luật quy định bảo vệ DLCN đề xuất mạng xã hội không được lấy ảnh căn cước làm yếu tố xác thực tài khoản là vấn đề cần thiết, qua đó nhằm "trám” những lỗ hổng pháp lý.

Với dự thảo trên khi chính thức được Quốc hội thông qua sẽ quy phạm đầy đủ các nội dung bảo vệ DLCN, các hành vi vi phạm được căn cứ vào Luật để cơ quan pháp luật có các hình thức, biện pháp xử lý phù hợp. Có như vậy, DLCN của hàng triệu người dân sẽ được bảo vệ an toàn.

Bước chuyển biến lớn khi Bộ Công an tiếp quản an ninh hàng không

Bước chuyển biến lớn khi Bộ Công an tiếp quản an ninh hàng không

Nhiều chỉ số về an ninh, an toàn hàng không của Việt Nam đạt mức cao

Nhiều chỉ số về an ninh, an toàn hàng không của Việt Nam đạt mức cao

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cần chính sách toàn diện

Cần chính sách toàn diện

15 Jul, 05:15 AM

Kinhtedothi - Trong cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái, buôn lậu và gian lận thương mại hiện nay, việc truy xuất để xác thực nguồn gốc hàng hoá và truy xuất để quản lý hàng hóa là nhiệm vụ cấp thiết hơn bao giờ hết. Đã có những quy định, những tổ chức, DN triển khai việc này, nhưng vẫn manh mún, rời rạc và thiếu một cơ chế xuyên suốt thống nhất toàn quốc.

Nói không với thứ tiện lợi nhưng độc hại

Nói không với thứ tiện lợi nhưng độc hại

14 Jul, 05:00 AM

Kinhtedothi - HĐND TP Hà Nội chính thức thông qua Nghị quyết quy định biện pháp giảm phát thải nhựa, trong đó yêu cầu từ ngày 1/1/2026 các khách sạn, khu du lịch không sử dụng và lưu hành sản phẩm nhựa dùng một lần. Nhiều người cho rằng đây là một bước đi mạnh mẽ, cần thiết và đáng được lan tỏa rộng rãi.

Ai chịu trách nhiệm?

Ai chịu trách nhiệm?

11 Jul, 02:39 PM

Kinhtedothi - Một đường dây giết mổ và tiêu thụ thịt lợn nhiễm bệnh quy mô lớn vừa bị Cơ quan Cảnh sát điều tra và Công an TP Hà Nội triệt phá. Hàng tấn thịt bệnh được phù phép thành “thịt sạch”, tuồn ra khắp các chợ, nhà hàng, quán ăn trên địa bàn Thủ đô. Câu chuyện không chỉ gây phẫn nộ bởi sự liều lĩnh của nhóm đối tượng, mà còn đặt ra câu hỏi lớn.

Nỗi niềm còn đọng lại

Nỗi niềm còn đọng lại

10 Jul, 08:11 AM

Kinhtedothi - Mỗi mùa thi đi qua, niềm vui của người này lại đi kèm nỗi chạnh lòng của nhiều người khác. Khi cánh cửa bước vào bậc THPT trở nên chật hẹp, thì phía sau đó, không chỉ là áp lực của học sinh, mà là cả những nỗi trăn trở lớn của phụ huynh và toàn xã hội.

Bộ não đổi mới sáng tạo

Bộ não đổi mới sáng tạo

08 Jul, 05:01 AM

Kinhtedothi - Dữ liệu ngày càng được xem là tài sản chiến lược, đóng vai trò quyết định trong quản trị quốc gia và phát triển kinh tế - xã hội.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ