Kinhtedothi - Nigeria đã ký thỏa thuận trị giá 200 triệu USD với WeLight, công ty năng lượng tái tạo (DRE) hoạt động tại châu Phi, nhằm triển khai hàng trăm lưới điện tái tạo quy mô nhỏ, cung cấp điện ổn định cho hàng triệu người dân tại các khu vực nông thôn và vùng ven đô.
Trang trại điện gió tại Nairobi Town, Kenya. Ảnh: Adobe Stock/Leonardo
Dù sở hữu trữ lượng khí đốt lớn nhất châu Phi và dân số hơn 200 triệu người, Nigeria chỉ sản xuất được 1/3 công suất phát điện lắp đặt là 13.500 megawatt. Hệ thống lưới điện quốc gia thường xuyên gặp sự cố, dẫn đến tình trạng mất điện kéo dài, cản trở tăng trưởng kinh tế và đầu tư.
Theo Ngân hàng Thế giới, Nigeria thiệt hại tới 29 tỷ USD mỗi năm do nguồn cung cấp điện không ổn định.
Để cải thiện tình hình, Chính phủ Nigeria đã triển khai Dự án điện khí hóa Nigeria (NEP) từ năm 2018, với cơ chế tài trợ khuyến khích các nhà phát triển lưới điện nhỏ ở khu vực tư nhân tham gia thị trường. NEP đã được mở rộng, tạo điều kiện cho các công ty năng lượng tái tạo mở rộng thị phần, cung cấp điện sạch cho các cơ sở y tế, trường học và doanh nghiệp tại các cộng đồng nông thôn.
Ngoài ra, Nigeria đã ký thỏa thuận năng lượng tái tạo trị giá 500 triệu USD với Đức, nhằm đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo trên khắp Nigeria, chủ yếu ở các cộng đồng nông thôn.
Thỏa thuận 200 triệu USD giữa Nigeria và WeLight đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc cải thiện khả năng tiếp cận điện năng và thúc đẩy phát triển kinh tế tại các khu vực nông thôn. Đây cũng là minh chứng cho cam kết của Nigeria trong việc tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo, góp phần vào cuộc cách mạng năng lượng sạch tại châu Phi.
Điện ở nông thôn Nigeria không chỉ giúp cung cấp nguồn năng lượng ổn định mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho đời sống người dân. Khi có điện, các doanh nghiệp nhỏ có thể mở rộng sản xuất, giảm phụ thuộc vào máy phát chạy dầu diesel đắt đỏ.
Kinhtedothi - Theo Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế (ICRC), hơn 71.000 người được xác nhận mất tích trên khắp châu Phi, tăng 75% so với con số được ghi nhận vào năm 2019.
Kinhtedothi - Lãnh đạo quốc gia Tây Phi bày tỏ mong muốn gia nhập BRICS với hy vọng có thể thách thức “sự thống trị của đồng USD và euro”, đồng thời đạt được “mối quan hệ thương mại công bằng hơn trên trường quốc tế”.
Kinhtedothi - Chile vừa trải qua sự cố mất điện diện rộng trong ngày 25/2, ảnh hưởng đến 14 trong số 16 khu vực của đất nước, bao gồm Thủ đô Santiago và các khu vực lân cận.
Kinhtedothi - Tin tức về "tiến triển đáng kể" trong các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tại Geneva (Thụy Sĩ) cuối tuần qua đã thổi một làn gió lạc quan vào thị trường tài chính toàn cầu.
Kinhtedothi - Chính phủ New Zealand đang xúc tiến xây dựng dự luật cấm trẻ em dưới 16 tuổi truy cập mạng xã hội, đặt mục tiêu ban hành thành luật trong nhiệm kỳ hiện tại.
Kinhtedothi - Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi Ukraine chấp nhận đề xuất đàm phán của Tổng thống Putin “‘ngay lập tức”, trong khi châu Âu đồng loạt bác đề xuất đàm phán của Nga nếu không có lệnh ngừng bắn trước.
Kinhtedothi - Trong một động thái khá bất ngờ, lực lượng Hamas ngày 11/5 thông báo sẽ phóng thích vô điều kiện con tin người Mỹ Edan Alexander mà nhóm này bắt giữ trong đột kích vào miền Nam Israel ngày 7/10/2023.
Kinhtedothi - Với bối cảnh hoạt động trải dài từ Bắc và Nam Mỹ, kinh nghiệm quản lý tại Vatican và phong cách lãnh đạo ôn hòa, Hồng y Robert Francis Prevost đã nhận được sự ủng hộ áp đảo của các hồng y, trở thành Giáo hoàng Leo XIV trong lần bỏ phiếu thứ tư tại Nhà nguyện Sistine.