Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Chiêm ngắm “bảo tàng” kiến trúc, điêu khắc tinh tế thời Hậu Lê

Bài và ảnh: Hồ Hạ
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Có một nơi mà khi về với đất Tổ Hùng Vương, du khách không nên bỏ lỡ, ấy là làng cổ hơn 300 năm tuổi Hùng Lô (xã Hùng Lô, TP Việt Trì, Phú Thọ). Ở đây, du khách sẽ được chiêm ngắm những kiến trúc, cổ vật thờ cúng tiêu biểu thời Hậu Lê và thưởng thức những điệu hát Xoan truyền thống tại đình Xốm (hay đình Hùng Lô).

  • Chiêm ngắm “bảo tàng” kiến trúc, điêu khắc tinh tế thời Hậu Lê - Ảnh 1  Quần thể di tích lịch sử văn hóa đình Xốm thuộc làng cổ Hùng Lô, nằm dọc ven sông Lô, cách Đền Hùng chừng 10km về phía Đông. 
  • Chiêm ngắm “bảo tàng” kiến trúc, điêu khắc tinh tế thời Hậu Lê - Ảnh 2  Tương truyền, Hùng Lô xưa kia là vùng đất thiêng, nơi Vua Hùng từng nghỉ chân trong một lần đi du ngoạn. Về sau, dân lập miếu thờ, đến đời Lê Hy Tông (1697), đình được xây dựng, hướng về núi Nghĩa Lĩnh…
  • Chiêm ngắm “bảo tàng” kiến trúc, điêu khắc tinh tế thời Hậu Lê - Ảnh 3  Đình Hùng Lô là quần thể di tích có giá trị văn hóa, lịch sử nổi bật trên vùng Đất Tổ, niên đại khoảng hơn 300 năm. 
  • Chiêm ngắm “bảo tàng” kiến trúc, điêu khắc tinh tế thời Hậu Lê - Ảnh 4  Trải qua bao thăng trầm lịch sử, đình vẫn bảo tồn được nguyên vẹn giá trị kiến trúc, văn hóa, lịch sử: Ngôi miếu cổ, tòa Đại đình, Long đình, nhà Tiền tế, lầu chuông, lầu trống, nhà thờ Phật, bệ thờ thần nông, nhà Văn chỉ và nhà Yến lão.
  • Chiêm ngắm “bảo tàng” kiến trúc, điêu khắc tinh tế thời Hậu Lê - Ảnh 5  Theo sử sách và các vị cao niên trong làng kể lại thì Khu di tích lịch sử văn hoá đình Xốm hay còn gọi là đình Hùng Lô, xã Hùng Lô được xây dựng hoàn chỉnh vào thời Lê Trung Hưng, niên hiệu Chính Hòa (1647). 
  • Chiêm ngắm “bảo tàng” kiến trúc, điêu khắc tinh tế thời Hậu Lê - Ảnh 6  Ngôi đình tọa lạc trên dải đất rộng 500m2 với quy mô kiến trúc khá hoàn chỉnh, gồm: 5 gian nhà tiền tế, phương đình, lầu chuông, lầu trống và toà đại đình.
  • Chiêm ngắm “bảo tàng” kiến trúc, điêu khắc tinh tế thời Hậu Lê - Ảnh 7  Tòa đại đình là một công trình kiến trúc trọng yếu với đường nét kiến trúc cổ thời Lê gần như còn lưu giữ được nguyên vẹn với 4 mái rộng cao, 4 góc đao cong vút như 4 cánh hoa xoè nở, hàng gạch hộp rỗng hoa chanh chạy theo bờ mái và những con kìm, con số gắn trên đầu nóc. Những khúc quanh trên nóc mái được gắn những tác phẩm đồ gốm quý. Trên nóc đình đắp Lưỡng long chầu nguyệt. 
  • Chiêm ngắm “bảo tàng” kiến trúc, điêu khắc tinh tế thời Hậu Lê - Ảnh 8  Toàn bộ nội thất của toà đại đình đều được sơn son thếp vàng lộng lẫy.
  • Chiêm ngắm “bảo tàng” kiến trúc, điêu khắc tinh tế thời Hậu Lê - Ảnh 9  Khám phá đình Hùng Lô, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những chi tiết điêu khắc gỗ, được sáng tạo bằng kỹ nghệ chạm bong, một nét đặc trưng của nghệ thuật điêu khắc thời Hậu Lê. 
  • Chiêm ngắm “bảo tàng” kiến trúc, điêu khắc tinh tế thời Hậu Lê - Ảnh 10  Đây là những giá trị kiến trúc nghệ thuật độc đáo, quý hiếm, chủ yếu tập trung ở tòa Đại đình.
  • Chiêm ngắm “bảo tàng” kiến trúc, điêu khắc tinh tế thời Hậu Lê - Ảnh 11  Ngoài những giá trị về kiến trúc, đình Hùng Lô như một bảo tàng thu nhỏ lưu giữ được nhiều cổ vật quý như đỉnh, đèn, lư hương, hạc đồng và nổi bật là 4 cỗ kiệu văn và bộ kiệu bát cống được đánh giá cao về nghệ thuật điêu khắc cổ thời Hậu Lê vào thế kỷ XVII.
  • Chiêm ngắm “bảo tàng” kiến trúc, điêu khắc tinh tế thời Hậu Lê - Ảnh 12   Đặc biệt, trong đình còn lưu giữ được hệ thống 43 câu đối ca ngợi cảnh trí quê hương và công đức vua Hùng. 
  • Chiêm ngắm “bảo tàng” kiến trúc, điêu khắc tinh tế thời Hậu Lê - Ảnh 13  Vào dịp lễ hội Đền Hùng hằng năm, đến đình Xốm, du khách sẽ được hòa mình trong lễ rước kiệu quy mô rất hoành tráng của hơn 200 người, đi từ đình làng đến đền Hùng và trở về từ đền Hùng. (Ảnh: Trung tâm Xúc tiến Du lịch Phú Thọ)
  • Chiêm ngắm “bảo tàng” kiến trúc, điêu khắc tinh tế thời Hậu Lê - Ảnh 14  Chưa hết, đến đình Xốm, du khách còn được thưởng thức hát Xoan do chính các các nghệ sĩ địa phương biểu diễn.
  • Chiêm ngắm “bảo tàng” kiến trúc, điêu khắc tinh tế thời Hậu Lê - Ảnh 15  Với những giá trị to lớn về lịch sử văn hóa, kiến trúc, quần thể di tích đình Hùng Lô đã được công nhận di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia năm 1990.