Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chính sách kiềm chế lạm phát của Tổng thống Biden dần phát huy tác dụng?

Kinhtedothi - Tổng thống Joe Biden cho biết những chỉ số kiềm chế lạm phát của Mỹ hôm 10/11 cho thấy các chính sách kinh tế của ông đang dần phát huy tác dụng, nhấn mạnh những đóng góp của nhà lãnh đạo trong phát triển kinh tế.

Trong khi các chỉ số lạm phát khác vẫn tiếp tục tăng, số liệu mới công bố hôm 10/11 cho thấy mức tăng của giá tiêu dùng tại Mỹ đã hạ nhiệt so với dự kiến trong tháng trước. 

Phát biểu tại một sự kiện của Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ ở Washington, ông Biden nói: "Lạm phát đã giảm vào tháng trước. Các nhà kinh tế hàng đầu cho biết đó là dấu hiệu khả quan về khả năng phục hồi của nền kinh tế. Tuy nhiên, sẽ mất một thời gian nữa để đưa lạm phát trở lại mức bình thường".

Ông Biden cho biết các cử tri trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đã ủng hộ những nỗ lực đó, và người Mỹ sẽ thấy được những thay đổi hơn trong những tháng tới khi các chính sách của ông có hiệu lực.

"Tôi biết sẽ mất khá nhiều thời gian để triển khai toàn bộ chính sách kinh tế mà chúng tôi đã thông qua, cũng như để mọi người thấy được tác dụng của chúng trong đời sống hàng ngày. Nhưng tôi chắc mọi người sẽ thấy hiệu quả trong vài tháng tới. Đó là những gì đang diễn ra và tôi nghĩ đó là nhờ sự ủng hộ của mọi người" - Tổng thống Mỹ tuyên bố.

Nhà Trắng đã đổ lỗi cho việc tăng giá trong cả năm qua là do chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine và những rắc rối trong chuỗi cung ứng đã góp phần làm tăng chi phí trên toàn cầu. Tổng thống Biden đã cố gắng tìm mọi cách nhằm hạ giá xăng dầu trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ hôm 8/11, đáng chú ý hơn cả là bằng cách khai thác kho Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược của đất nước.

Tuy nhiên, các nhà kinh tế đã đổ lỗi cho chính sách kích thích tài khóa trong đại dịch của chính quyền Biden khi chúng thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng vượt quá nguồn cung, và Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quá chậm trong việc tăng lãi suất, nhằm hạ nhiệt nền kinh tế và đưa giá tăng trở lại.

Thực tế, vẫn chưa rõ tác động từ các chính sách của chính quyền. Theo thông tin từ Bộ Lao động Mỹ, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 7,7% so với một năm trước đó, mức tăng hàng năm thấp nhất kể từ đầu năm, xuất phát từ việc giảm chi phí mua xe cũ, chăm sóc y tế và quần áo.

Trong vài tuần gần đây, Nhà Trắng liên tục nhấn mạnh những đóng góp của ông Biden đối với việc làm và việc thông qua dự luật cơ sở hạ tầng và Đạo luật Giảm lạm phát, coi đó là những dấu ấn quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế của ông. Trong khi đó, Đảng Cộng hòa tiếp tục tập trung chỉ trích những chính sách kinh tế nhằm giải quyết lạm phát của vị Tổng thống này.

Các cuộc khảo sát trước bầu cử cho thấy cử tri Mỹ luôn dành sự quan tâm hàng đầu cho vấn đề lạm phát và nền kinh tế. Trong khi đảng Cộng hòa đang tiến dần đến quyền kiểm soát Hạ viện, Tổng thống Biden cho biết ông sẵn sàng làm mọi cách để giành lấy Thượng viện.

"Tôi đã sẵn sàng để làm việc với đảng Cộng hòa. Người dân Mỹ rõ ràng mong muốn những người thuộc đảng Cộng hòa cũng làm việc với tôi. Toàn bộ nước Mỹ đã để lại một thông điệp rằng họ muốn cả hai bên phải tiến hành đàm phán với nhau" - nhà lãnh đạo nói.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phố Wall bùng nổ khi ông Trump bác tin sa thải Chủ tịch Fed

Phố Wall bùng nổ khi ông Trump bác tin sa thải Chủ tịch Fed

23 Apr, 03:32 PM

Kinhtedothi - Sự kỳ vọng vào khả năng hạ nhiệt trong căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, cộng thêm việc ông Trump rút lại lời đe dọa sa thải Chủ tịch Fed đã giúp thị trường Phố Wall tăng vọt sau chuỗi ngày ảm đạm.

Các ngân hàng trung ương gồng mình đối phó chiến tranh thương mại

Các ngân hàng trung ương gồng mình đối phó chiến tranh thương mại

21 Apr, 03:45 PM

Kinhtedothi - Căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng không còn là mối quan tâm bên lề mà đã trở thành vấn đề trọng tâm đối với các ngân hàng trung ương lớn như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC).

Vì sao đồng ruble sinh lời mạnh nhất năm 2025?

Vì sao đồng ruble sinh lời mạnh nhất năm 2025?

18 Apr, 04:46 PM

Kinhtedothi - Các nhà phân tích cho rằng yếu tố địa chính trị và các quyết định kịp thời về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nga đã giúp đồng ruble Nga trở thành đồng tiền có hiệu suất tốt nhất toàn cầu trong năm 2025, vượt qua cả các tài sản trú ẩn truyền thống như vàng và đồng USD.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ