Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chứng khoán Mỹ “lội ngược dòng” ngoạn mục, Dow Jones tăng hơn 200 điểm

Kinhtedothi - Các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ bất ngờ đảo chiều và chốt phiên đầu tuần trong sắc xanh sau khi lợi suất đi xuống và cổ phiếu công nghệ hồi phục.
Dow Jones đảo chiều tăng hơn 200 điểm khi đóng cửa phiên đầu tuần. Ảnh: AP

Chốt phiên giao dịch ngày 25/4, chỉ số Dow Jones leo dốc 238,06 điểm, tương đương 0,7%, lên mức 34.049,46 điểm. Chỉ số này đã sụt tới 488 điểm ở đầu phiên. Chỉ số S&P 500 cộng 0,6% lên 4.296,12 điểm, và chỉ số Nasdaq Composite nhích 1,3% lên mức 13.004,85 điểm.

Quan ngại về đà giảm tốc kinh tế toàn cầu trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát ở Trung Quốc đã kéo lãi suất đi xuống trong phiên này. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm về ngưỡng 2,8%, từ mức đỉnh của 3 năm gần 3% thiết lập trong tuần trước.

Đà đi xuống của lãi suất trái phiếu Mỹ đã giúp cổ phiếu công nghệ phục hồi mạnh, tạo lực đẩy cho các chỉ số. Microsoft tăng 2,4%, trở thành cổ phiếu tăng mạnh thứ hai trong Dow Jones. Cổ phiếu Google cũng cộng gần 2,9% và Facebook tăng 1,6%.

Cổ phiếu Twitter tăng vọt 5,7% sau khi công ty mạng xã hội này tuyên bố chấp nhận lời chào mua đứt của tỷ phú Elon Musk định giá công ty ở mức khoảng 44 tỷ USD.

Nhà quản lý danh mục Jeff Kilburg thuộc Sanctuary Wealth nhận xét: “Trong tuần này, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến nhóm cổ phiếu công nghệ vốn hoá lớn. Những cổ phiếu này đã bị bán quá nhiều rồi, vì vậy hiện tại là thời điểm dòng tiền quay trở lại. Nhóm cổ phiếu công nghệ đang có cơ hội bứt phá”.

Cổ phiếu Coca-Cola chốt phiên tăng gần 1,1% sau khi công ty báo cáo kinh doanh quý I khả quan hơn dự báo.

Ở chiều ngược lại, lo ngại về suy thoái trên toàn cầu đã khiến giá dầu lao dốc. Giá dầu WTI đã giảm 3,5% khi đóng cửa phiên giao dịch ngày 25/4 và rời khỏi mốc 100 USD/thùng.

Nhóm cổ phiếu năng lượng nhuốm sắc đỏ, trở thành lĩnh vực giảm mạnh nhất thuộc S&P 500 trong ngày thứ Hai. Cổ phiếu Chevron hạ 2,2% và là mã giảm mạnh thứ hai thuộc Dow Jones.

Tuần trước, Nasdaq Composite rơi vào trạng thái thị trường đầu cơ giá xuống (bear market). Sau phiên hồi phục này, Nasdaq giảm 19,8% so với kỷ lục, tạm thoát khỏi thị trường đầu cơ giá xuống. Tuy nhiên, chỉ số S&P 500 vẫn đang ở trong trạng thái thị trường điều chỉnh vì đang sụt 10,8% so với mức đỉnh.

Trong khi đó, Dow Jones có phiên giảm mạnh nhất kể từ năm 2020 trong phiên giao dịch hôm 22/4, đồng thời chứng kiến 4 tuần giảm liên tiếp. S&P 500 và Nasdaq Composite cũng lao dốc 3 tuần liên tiếp.

Trong tuần này, nhà đầu tư trên sàn Phố Wall tiếp tục đón nhận kết quả kinh doanh quý I của các doanh nghiệp niêm yết, đặc biệt là báo cáo từ các công ty công nghệ lớn. Trong tuần, sẽ có khoảng 160 công ty trong S&P 500 công bố báo cáo, và thu hút sự chú ý lớn nhất sẽ là những cái tên như Amazon, Apple, Alphabet, Meta và Microsoft.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Vì sao đồng ruble sinh lời mạnh nhất năm 2025?

Vì sao đồng ruble sinh lời mạnh nhất năm 2025?

18 Apr, 04:46 PM

Kinhtedothi - Các nhà phân tích cho rằng yếu tố địa chính trị và các quyết định kịp thời về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nga đã giúp đồng ruble Nga trở thành đồng tiền có hiệu suất tốt nhất toàn cầu trong năm 2025, vượt qua cả các tài sản trú ẩn truyền thống như vàng và đồng USD.

Đâu là “chất kích thích” cho đà tăng kỷ lục của giá vàng?

Đâu là “chất kích thích” cho đà tăng kỷ lục của giá vàng?

17 Apr, 09:13 PM

Kinhtedothi - Tính từ đầu năm đến nay, giá vàng đã leo dốc hơn 25%, ghi nhận đợt tăng mạnh nhất trong vòng một thập kỷ qua. Nguyên nhân là do căng thẳng thương mại, kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giảm lãi suất và lực mua mạnh của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ