Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chứng khoán Mỹ tụt dốc do lo ngại chính sách diều hâu của Fed

Kinhtedothi - Chứng khoán Mỹ lao dốc phiên thứ hai liên tiếp do chịu áp lực từ bình luận của một quan chức Fed về việc ngân hàng trung ương vẫn sẽ tích cực trong việc tăng lãi suất.
Chứng khoán Mỹ giảm phiên thứ 2 liên tiếp trong ngày 20/10. Ảnh: AP

Các chỉ số chính trên sàn Phố Wall biến động trong phiên ngày 20/10, khi nhà đầu tư thận trọng trước một số báo cáo kết quả kinh doanh quan trọng và việc lãi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ tiếp tục tăng.

Theo CNBC, chốt phiên giao dịch ngày thứ Năm, chỉ số Dow Jones sụt 90,22 điểm (tương đương 0,3%) xuống còn 30.333,59 điểm. Chỉ số S&P 500 hạ 0,8% còn 3.665,78 điểm, còn Nasdaq Composite giảm 0,61% xuống 10.614,84 điểm. Dow Jones đã tăng gần 400 điểm lên mức đỉnh trong phiên, tuy nhiên, quay đầu giảm dần khi lợi suất trái phiếu Mỹ tăng.

Các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ khởi sắc ở đầu phiên, song bất ngờ giảm mạnh vào cuối phiên sau bình luận từ Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Philadelphia Patrick Harker làm dấy lên lo ngại về việc Fed tăng lãi suất và có khả năng khiến nền kinh tế rơi vào suy thoái.

Ông Harker nói rằng Fed vẫn chưa hoàn thành việc tăng mục tiêu lãi suất ngắn hạn vì lạm phát cao vẫn đang tiếp diễn, đồng thời lưu ý thêm rằng ngân hàng trung ương có thể thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh hơn tùy thuộc vào dữ liệu.

Phát biểu của ông Harker khiến lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm trong ngày 20/10 nhảy vọt lên 4,239% - mức cao nhất kể từ tháng 6/2008. Mặt bằng lợi suất liên tục đi lên là lực cản lớn đối với thị trường chứng khoán kể từ đầu năm nay trong bối cảnh Fed nhiều lần tăng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát đang ở vùng đỉnh 4 thập kỷ.

Chứng khoán Mỹ đã giảm 2 phiên liên tiếp, tuy nhiên các chỉ số chính vẫn tăng hơn 2% từ đầu tuần đến nay.

Kết quả kinh doanh khả quan của một số doanh nghiệp giúp hạn chế đà giảm của thị trường Phố Wall trong phiên ngày thứ Năm, với cổ phiếu AT&T và IBM lần lượt tăng 7,7% và 4,7%, sau khi công bố doanh thu và lợi nhuận vượt kỳ vọng trong quý III.

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu Tesla sụt hơn 6% sau khi hãng sản xuất xe điện hôm 19/10 thông báo có thể không đạt được mục tiêu giao hàng trong năm 2022. Công ty cũng công bố doanh thu quý III thấp hơn dự báo.

Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng là một trong những lý do khiến nhiều chuyên gia hoài nghi rằng thị trường có thể duy trì đà tăng trong ngắn hạn, mặc dù mùa báo cáo lợi nhuận quý III cho đến nay đã tốt hơn kỳ vọng.

Chuyên gia Michael Shaoul của công ty quản lý tài sản Marketfield Asset Management, nhận xét: “Chúng tôi dự đoán mùa báo cáo lợi nhuận quý III sẽ đủ tích cực để giữ cho thị trường dao động trong một khoảng thời gian nhất định, nhưng không đủ mạnh để đẩy các chỉ số quay lại mức đỉnh ngắn hạn ghi nhận vào giữa tháng 8 vừa qua. Cùng với tác động có độ trễ của chính sách tiền tệ, chúng tôi cho rằng thời gian không đứng về phía thị trường. Chúng tôi lưu ý rằng lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tiếp tục thiết lập mức đỉnh mới, đẩy giá trị USD tăng mạnh so với các loại tiền tệ khác”.

Trong ngày 20/10, tỷ giá USD đã chạm mức cao nhất so với đồng yen Nhật Bản kể từ năm 1990.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Vì sao đồng ruble sinh lời mạnh nhất năm 2025?

Vì sao đồng ruble sinh lời mạnh nhất năm 2025?

18 Apr, 04:46 PM

Kinhtedothi - Các nhà phân tích cho rằng yếu tố địa chính trị và các quyết định kịp thời về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nga đã giúp đồng ruble Nga trở thành đồng tiền có hiệu suất tốt nhất toàn cầu trong năm 2025, vượt qua cả các tài sản trú ẩn truyền thống như vàng và đồng USD.

Đâu là “chất kích thích” cho đà tăng kỷ lục của giá vàng?

Đâu là “chất kích thích” cho đà tăng kỷ lục của giá vàng?

17 Apr, 09:13 PM

Kinhtedothi - Tính từ đầu năm đến nay, giá vàng đã leo dốc hơn 25%, ghi nhận đợt tăng mạnh nhất trong vòng một thập kỷ qua. Nguyên nhân là do căng thẳng thương mại, kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giảm lãi suất và lực mua mạnh của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ