Chứng khoán thế giới trái chiều sau khi ông Trump cảnh báo áp thuế hàng hóa EU

Nguyễn Thu (Theo Reuters)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Thị trường cổ phiếu toàn cầu diễn biến trái chiếu trong phiên 10/4 sau khi Mỹ thông báo sẽ áp thuế đối với sản phẩm nhập từ Liên minh châu Âu (EU).

Trong phiên giao dịch này, chứng khoán thế giới đã rời khỏi mức cao nhất trong 6 tháng thiết lập được hồi đầu tuần sau khi chính quyền Mỹ đe dọa áp thuế đối với hàng hóa từ EU, mặc dù nhận được sự lực đẩy từ Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã khiến họ không thể đi quá xa.
Tổng thống Donald Trump ngày 9/4 cho biết Washington sẽ áp thuế đối với các sản phẩm nhập khẩu từ EU có tổng trị giá 11 tỷ USD.
 Chứng khoán châu Âu tăng điểm trong phiên 10/4.
Trong một tuyên bố trên trang mạng xã hội Twitter, Tổng thống Donald Trump nhấn mạnh Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã phát hiện việc EU trợ cấp cho tập đoàn sản xuất máy bay Airbus, gây bất lợi cho Mỹ. 
Chỉ số chứng khoán toàn cầu MSCI, theo dõi cổ phiếu tại 47 quốc gia, giảm mạnh, chạm đáy trong 6 tháng.
Chiến lược gia thị trường Jim Reid tại Deutsche Bank, cho biết: “Các tài sản rủi ro chịu áp lực trong các phiên gần đây, và  trong ngày hôm nay, thị trường cổ phiếu đã lao dốc mạnh do leo thang căng thẳng thương mại Mỹ - EU”.
Tại châu Âu, chỉ số chứng khoán tăng nhẹ sau khi sụt giảm trong phiên trước đó nhờ hy vọng ECB sẽ đề xuất một số chính sách hỗ trợ thị trường tài chính trong phiên họp diễn ra vào ngày 10/4.
Một chỉ số Stoxx Europe 60 tăng 0,3% sau khi giảm trong phiên 9/4. Chỉ số DAX trên thị trường Đức nhích 0,4%, sau khi mất 1% trong phiên trước đó.
Trong khi đó, tại châu Á, chỉ số MSCI của cổ phiếu châu Á - Thái Bình Dương không tính thị trường Nhật Bản lại giảm 0,1%. Chỉ số này đã tăng lên mức cao nhất kể từ ngày 1/8/2018.
Trên thị trường chứng khoán Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite hạ 0,4%. Trong khi đó, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản mất 0,7%.
Các ngân hàng trung ương trên thế giới, bao gồm cả ECB, đã chuyển sang chính sách “ôn hòa” trong năm nay vì lo lắng về việc tăng trưởng kinh tế toàn cầu có dấu hiệu chậm lại.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 9/4 đã giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm 2019 từ 3,5% xuống còn 3,3%. Đây là lần thứ hai trong vòng 4 tháng, định chế tài chính này giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu, cho rằng kinh tế thế giới đã mất động lực sau những cú sốc từ việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, căng thẳng thương mại gia tăng cũng như các điều kiện tài chính bị thắt chặt hơn.
Trên thị trường tiền tệ, đồng euro ổn định ở mức 1 euroo đổi được 1,1260 USD, kéo dài sự phục hồi chậm chạp từ mức thấp trong 4 tuần xuống 1,1183 USD trong phiên 2/4.
Đồng bảng Anh ít thay đổi, được giao dịch với tỷ lệ 1 bảng "ăn" 1,3066 USD. Tỷ giá đồng USD so với yen Nhật đi ngang ở mức 111,17 yen./.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần