Chuyển đổi số luôn đi đôi với bảo vệ sức khỏe con người
Kinhtedothi - Chuyển đổi số giúp tăng hiệu suất lao động và là cơ hội có một không hai để xây dựng nơi làm việc an toàn, lành mạnh và bền chí hơn. Tuy nhiên, chuyển đổi số cũng tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (ATSKNN).
Nhân Ngày Thế giới về an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc (28/4), bà Kaori Nakamura-Osaka - Trợ lý Tổng Giám đốc, kiêm Giám đốc khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), chuyển đổi số đang làm thay đổi thế giới việc làm, đồng thời cũng tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực ATSKNN. Trí tuệ nhân tạo (AI), robot, công nghệ số... có tiềm năng lớn giúp giảm thiểu rủi ro về ATSKNN và cải thiện điều kiện làm việc. Tuy nhiên, đi kèm với đó là những mối nguy mới, sự bất bình đẳng và khoảng trống trong quy định pháp luật mà chúng ta cần phải kịp thời nhận diện, ứng phó.

Chuyển đổi số giúp tăng hiệu suất và là cơ hội để xây dựng nơi làm việc an toàn, lành mạnh hơn. Ảnh minh họa
Trong nhiều ngành nghề tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, quá trình chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ. Tự động hóa giúp người lao động giảm thiểu tiếp xúc với hóa chất, tiếng ồn, bụi, nhiệt độ khắc nghiệt và máy móc nguy hiểm.
Tại New Zealand, các mạng lưới robot đang được nghiên cứu để tái định hình an toàn lao động trong nhiều ngành công nghiệp. Ở Malaysia, trí tuệ nhân tạo được tích hợp vào các quy trình an toàn trong sản xuất linh kiện điện tử - nơi người lao động làm việc lặp đi lặp lại trong các dây chuyền sản xuất và tiếp xúc với các mối nguy vật lý lẫn hóa chất.
Bà Kaori Nakamura-Osaka cho rằng, hệ thống giám sát thông minh và phân tích dự báo đang giúp người sử dụng lao động và người lao động nhận diện mối nguy trước khi chúng trở nên nghiêm trọng. Công nghệ thực tế ảo và thực tế tăng cường đang thay đổi cách thức đào tạo cho người lao động, đặc biệt trong các ngành có nguy cơ cao. Mô phỏng nhập vai tạo điều kiện cho người lao động diễn tập ứng phó với các tình huống khẩn cấp hoặc làm quen với môi trường nguy hiểm một cách an toàn. Hệ thống quản lý bằng thuật toán, sử dụng AI để phân công, giám sát và đánh giá công việc cũng đóng vai trò quan trọng.
Tuy nhiên, nếu không được quản lý đúng cách, các công nghệ này có thể làm tăng cường độ công việc, giảm tính tự chủ và tăng mức độ giám sát, gây căng thẳng, giảm sức khỏe tinh thần cho người lao động. Bên cạnh đó, mặc dù chuyển đổi số góp phần thúc đẩy gia tăng mô hình làm việc từ xa nhưng nó cũng làm mờ ranh giới giữa thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi. Hệ lụy có thể kể đến như các vấn đề về cơ xương khớp, kiệt sức. Người giao hàng, tài xế công nghệ phải làm việc dưới áp lực cao, đôi khi ảnh hưởng đến sự an toàn của cả bản thân và khách hàng.
Vì thế, theo bà Kaori Nakamura-Osaka, để ứng phó hiệu quả với những biến động phức tạp này, Chính phủ, người sử dụng lao động và người lao động cần hợp tác chặt chẽ để đảm bảo chuyển đổi số mang lại lợi ích thiết thực, thay vì làm suy giảm an toàn và phẩm giá của người lao động. Các Công ước cơ bản của ILO, bao gồm Công ước số 155 về ATSKNN và Công ước số 187 về Khung thúc đẩy ATSKNN cung cấp khung vững chắc để hỗ trợ quá trình này.

Theo bà Kaori Nakamura-Osaka, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp cần được tích hợp vào mọi chiến lược chuyển đổi số.
Trước tiên, ATSKNN cần được tích hợp vào mọi chiến lược chuyển đổi số – từ AI, robot đến quản trị dữ liệu. Thứ hai, pháp luật về ATSKNN cần được cập nhật thường xuyên để xử lý các rủi ro mới xuất hiện. Thứ ba, đào tạo bao trùm và liên tục là yếu tố then chốt – nhằm đảm bảo tất cả người lao động, không chỉ ở các ngành công nghệ cao, đều có thể sử dụng các công cụ kỹ thuật số một cách an toàn. Cần đặc biệt lưu ý đến các nhóm dễ bị tổn thương, bao gồm phụ nữ, thanh niên, người cao tuổi và người khuyết tật.
Cuối cùng, chuyển đổi số cần được nhận định là công cụ hỗ trợ chứ không phải thay thế sự giám sát của con người. Bà Kaori Nakamura-Osaka nhấn mạnh, chúng ta hãy cùng nhau cam kết vì một tương lai đổi mới, sáng tạo luôn đi đôi với bảo vệ con người – nơi mỗi bước tiến công nghệ là một bước tiến cho phẩm giá, sức khỏe và an toàn của người lao động.

Học nghề Chăm sóc sắc đẹp dễ kiếm việc làm
Kinhtedothi - Khi nhiều người có nhu cầu được làm đẹp thì học sinh, sinh viên học nghề Chăm sóc sắc đẹp trình độ trung cấp, cao đẳng có cơ hội việc làm rộng mở ở trong nước và nước ngoài với mức thu nhập khá.

Trên 29.000 chỉ tiêu tuyển dụng, tạo nhiều việc làm cho người lao động
Kinhtedothi – Phiên giao dịch việc làm (GDVL) trực tuyến kết nối 7 tỉnh, TP phía Bắc có 98 DN tham gia tuyển dụng trên 29.000 chỉ tiêu, với các mức tiền lương phù hợp từng vị trí, thu hút nhiều người lao động đến Sàn GDVL Hà Nội được tư vấn, hỗ trợ và ứng tuyển.

Gần 2.000 việc làm dành cho lao động trẻ ở Hà Nội
Kinhtedothi – Tại Ngày hội tư vấn và giao dịch việc làm (GDVL) quận Hoàn Kiếm năm 2025 có 27 DN tham gia tuyển dụng gần 2.000 chỉ tiêu với đa dạng vị trí việc làm, trong đó nhiều công việc dành cho lao động trẻ.