Cơ hội và thách thức của báo chí khi trí tuệ nhân tạo (AI) bùng nổ
Kinhtedothi - Nhằm thảo luận, mang đến cái nhìn đa chiều về cơ hội và thách thức của ngành báo chí trước sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo (AI), chương trình Tọa đàm “Nhà báo là ai? Báo chí đi về đâu khi AI sáng tạo nội dung ngày càng giỏi?” đã được tổ chức.
Theo đó, tọa đàm do Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông - Trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn phối hợp với Câu lạc bộ Cafe Số (CFS), Viện Nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông (IPS) cùng Tạp chí VietTimes phối hợp tổ chức.
Chương trình đã thu hút hơn 300 chuyên gia, nhà báo, nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh viên tham dự.

Tại chương trình, GS Nguyễn Đức An - Giáo sư toàn phần, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Truyền thông về khoa học, sức khoẻ và dữ liệu, Đại học Bournemouth, Vương quốc Anh cho biết: AI đang dần khẳng định vai trò quan trọng trong ngành báo chí. Nhiều cơ quan báo chí lớn trên thế giới đã ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào quá trình sản xuất tin, bài.
Việc tự động hóa quy trình làm tin, bài từ các nguồn dữ liệu động không chỉ giúp tiết kiệm thời gian cho các nhà báo, mà còn mở rộng quy mô sản xuất bài viết cho các thị trường nhỏ, thị trường ngách.
"AI có khả năng phân tích các nguồn dữ liệu phức tạp, từ đó giúp nhà báo khai thác những thông tin mà họ không thể tự mình đào sâu. Hơn nữa, AI còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện và ngăn chặn tin giả" - GS Nguyễn Đức An nêu.
Tuy nhiên, theo GS Nguyễn Đức An, đằng sau sự “náo nhiệt” mà cả xã hội đang dành cho AI, công nghệ này vẫn không thể thay thế hoàn toàn vai trò của con người trong ngành báo chí. AI không thể có mặt tại hiện trường một vụ tai nạn, trong tòa án hay trong một cuộc họp hội đồng. Nó không thể cảm nhận được nỗi đau của một gia đình hay nhìn vào mắt ai đó để nhận biết sự thật.

GS Nguyễn Đức An cảnh báo, mặc dù AI mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. AI có thể gia cố các định kiến xã hội hiện hữu, dễ bị ảo giác và cung cấp thông tin sai lệch. Do đó, việc sử dụng AI trong báo chí cần được thực hiện một cách cẩn trọng. Các nhà báo nên tiếp cận công nghệ này với một tâm thế cởi mở nhưng cũng đầy trách nhiệm.
Để tận dụng AI một cách hiệu quả, các nhà báo cần được đào tạo bài bản về công nghệ này; đồng thời duy trì đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm với cộng đồng. Việc "thánh hóa" AI là điều không nên, thay vào đó, cần có sự giám sát của con người và minh bạch với người dùng.
Liên quan đến mối quan hệ giữa con người và AI, TS Phan Văn Kiền - Viện trưởng Viện Đào tạo báo chí và Truyền thông bày tỏ, nhiều người cứ cho rằng AI phải thay thế con người hoặc ngược lại, nhưng thực tế cho thấy cả hai có thể tồn tại song song.

"Yếu tố con người trong chúng ta là điều chắc chắn mà AI không thể thay. Cảm xúc, sự sáng tạo và khả năng hiểu biết sâu sắc về xã hội là những khía cạnh mà AI vẫn chưa thể đạt được" - TS Phan Văn Kiền nhấn mạnh.
Từ thực tế đó, Viện trưởng Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông nhấn mạnh, người làm báo phải tìm được một công việc khác mà AI không thể thay thế mình, chứ nếu chỉ giậm chân tại chỗ thì chắc chắn chúng ta sẽ bị thay thế.

Chuyển đổi số báo chí: thay đổi để thích nghi và phát triển
Kinhtedothi - Chuyển đổi số đang len lỏi vào mọi lĩnh vực và báo chí không nằm ngoài thực trạng trên. Vì vậy, báo chí không chỉ dừng lại ở việc đưa tin mà cần thích nghi với thay đổi của môi trường truyền thông số để đáp ứng nhu cầu độc giả cũng như duy trì tính cạnh tranh.

“Chìa khóa” cho tương lai ngành báo chí truyền thông
Kinhtedothi-Trong bối cảnh thế giới đang trải qua cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, ngành truyền thông không nằm ngoài vòng xoáy của sự thay đổi. Chuyển đổi số với những tiến bộ vượt bậc về công nghệ đã trở thành một yếu tố then chốt, một "chìa khóa" mở ra cánh cửa tương lai cho ngành báo chí nói riêng và truyền thông nói chung.

Kênh thông tin quan trọng để xây dựng, hoàn thiện chính sách liên quan đến người lao động
Kinhtedothi-Năm 2024, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo hiểm Xã hội và Luật Công đoàn với nhiều điểm mới, trong đó có nhiều nội dung hướng đến bảo vệ quyền của người lao động. Trong đó, báo chí có vai trò rất lớn trong việc đóng góp ý kiến xây dựng luật, hoàn thiện các chính sách.