Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Coi chừng rượu và thuốc lá gây béo phì

BSCK2. Huỳnh Tấn Vũ
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Những người béo phì do rối loạn trao đổi chất thường là người gặp vấn đề về hô hấp, tâm lý hoặc uống rượu nhiều.

Khi đó, hệ thần kinh và nội tiết của họ thay đổi, dẫn đến rối loạn chuyển hóa lượng mỡ trong cơ thể, mỡ thừa bị tích tụ gây ra béo phì. Hạn chế chất kích thích và đồ uống có cồn là một cách để ngăn ngừa béo phì.

Khói thuốc khiến người hút tăng cân

Khói thuốc lá có nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. Thông thường người hút thuốc do chán ăn và mắc một số bệnh tật như bệnh phổi khiến cơ thể gầy gò, ốm yếu.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, theo những nghiên cứu gần đây thì khói thuốc lá còn làm cho người hút và người hít phải khói thuốc lá bị tăng cân dẫn đến béo phì - một căn bệnh cũng được coi là nguy hiểm trên thế giới. Khi chất ceramide trong thuốc lá tác dụng với các insulin trong cơ thể con người khiến cho cơ thể con người bị thiếu hụt một lượng insulin nên cần phải có nhiều thực phẩm bổ sung.

Khi nạp quá nhiều thực phẩm, lượng insulin không điều tiết được nữa thì khi đó lượng insulin dư thừa sẽ khiến cho mỡ bắt đầu tích tụ nhiều hơn trong cơ thể gây ra béo phì. Chính vì thế, để ngăn ngừa những tác hại mà khói thuốc lá gây ra đồng thời tránh tình trạng béo phì, các nhà khoa học đã chế tạo ra loại thuốc có thành phần myriocin, loại này có tác dụng ức chế ceramide, có tác dụng làm không tăng cân hay gặp các vấn đề về trao đổi chất mặc dù vẫn ngửi mùi khói thuốc lá.

Cách tốt nhất vẫn là tránh hút thuốc cũng như tránh trở thành nạn nhân hút thuốc thụ động. Ngoài ra nếu trong gia đình bạn có người hút thuốc lá hãy thường xuyên sử dụng các công cụ như máy khử mùi khói thuốc lá để tránh những tác hại mà khói thuốc lá gây ra cho những người thân trong gia đình, đặc biệt người già và trẻ em.

Rượu cũng là nguyên nhân

Đồ uống có cồn là một nguyên nhân gây béo phì mà ít người để ý đến. Bởi không ai quan tâm đến trong đồ uống có chứa bao nhiêu calo. Bởi lượng calo trong rượu không phải là vấn đề duy nhất. Rượu không chỉ được lưu trữ trong cơ thể, nó còn chuyển hóa thành acetate trong gan và sau đó phát hành vào máu, ức chế việc đốt cháy chất béo trong cơ thể. Uống rượu cũng gây trở ngại cho hormon điều tiết sự thèm ăn, uống hàng đầu để ăn nhiều hơn.

Có bằng chứng cho thấy người nghiện rượu nặng - những người uống 4 hoặc nhiều hơn 1 ly ngày - có nguy cơ béo phì hơn so với người uống ở mức trung bình hoặc không uống.

Vậy uống bao nhiêu rượu là vừa phải?

Trong hơn 2 thập niên qua, thế giới đã có hàng trăm khảo sát trên cả triệu người từ trung niên đến cao tuổi, cả nam và nữ giới, với thời gian từ 10 năm trở lên đều cho thấy khi uống rượu bia vừa phải giúp giảm 20 - 40% nguy cơ tử vong do tim mạch so với người không uống rượu.

Về lý thuyết, lượng rượu nên uống trong khoảng 12 - 14g ethanol/ngày, quy theo ly chuẩn với 113,4ml rượu vang hoặc 341ml bia hoặc 43ml rượu mạnh; nam giới không quá 2 ly chuẩn (đơn giản là không quá 2 lon bia, 2 ly rượu vang, hoặc 3 muỗng canh rượu đế), nữ giới không quá 1 ly chuẩn mỗi ngày.
Thực tế, mức trên còn tùy thuộc tuổi tác, thể trạng (nhất là khi có bệnh lý cơ quan khác kèm theo) và cơ địa (trong cơ thể có men và các gen liên quan chuyển hóa rượu nhanh hay chậm…). Đó cũng là lý do khiến tỷ lệ bảo vệ tim mạch, từ 15 - 50%, chênh lệch khá nhiều giữa các nghiên cứu.

Tuy nhiên rượu nếu uống có chừng mực thì tốt cho tim mạch. Nguyên nhân tốt cho tim mạch do rượu làm tăng HDL-cholesterol (một loại mỡ tốt), làm giảm chất hoạt hóa plasminogen mô, fibrinogen, yếu tố đông máu VII, yếu tố von Willebrand (những chất tham gia tạo cục máu đông gây tắc mạch ở tim, não… đưa đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ…). Rượu bia lại có vitamin B2, B6, B9 giúp giảm homocystein và ngăn sự oxy hóa lipoprotein nên làm chậm tiến trình xơ vữa động mạch.

Tuy nhiên, điều quan trọng là ít người uống rượu bia có chừng mực. Do đó, người uống thường bị nhiều bệnh và bị béo phì như đã nói ở trên.

Thuốc lá và rượu từ lâu đã được xem là một trong những nguyên nhân gây béo phì và ngày càng có nhiều bằng chứng về cơ chế tác động gây béo phì như thế nào. Mỗi người cần có sự lựa chọn phù hợp cho mình khi sử dụng thuốc lá hoặc bia, rượu.