Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

“Cởi trói” cơ chế để bứt phá

Kinhtedothi - Hôm nay, tại ngày làm việc cuối cùng của Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét, thông qua “Nghị quyết thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo”.

Đây là những chính sách đang được chờ đợi, để kịp thời “cởi trói” về mặt cơ chế cho khoa học, công nghệ phát triển bứt phá.

Những vướng mắc, điểm nghẽn khiến khoa học, công nghệ chưa thể phát triển mạnh mẽ như kỳ vọng đã được nói nhiều trong những năm qua. Từ các cơ chế quản lý hoạt động khoa học, công nghệ tuy đã có nhiều nỗ lực đổi mới nhưng tư duy chưa chấp nhận rủi ro và độ trễ trong nghiên cứu khoa học còn phổ biến; đến những điểm nghẽn về chính sách khiến cho nhiều sản phẩm nghiên cứu khoa học chỉ nằm trên giấy, không thể đưa vào sản xuất, kinh doanh…

Cùng với đó, các tổ chức khoa học, công nghệ công lập gặp khó khăn trong việc tự chủ về tài chính và nhân sự cũng khiến cho tình trạng “chảy máu chất xám” xảy ra nhiều. Đặc biệt, những rào cản về hành chính hóa hoạt động khoa học, công nghệ khiến không ít nhà khoa học cảm thấy mệt mỏi trước “mớ” thủ tục, giấy tờ, hóa đơn cần thực hiện. “Kết quả nghiên cứu khoa học có khi chỉ mỏng khoảng 100 trang, nhưng hồ sơ thanh toán lại dày cả gang tay”, trong khi đó, “nhà khoa học vốn rất giỏi về khoa học, nhưng lại dở về thanh toán, có khi bị kỷ luật oan vì câu chuyện bất đắc dĩ phải làm” là thực tế…

Việc tạo ra các cơ chế, chính sách ưu đãi vượt trội để thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực này không chỉ để Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị “về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia” đi vào thực tiễn mà còn giải quyết được những điểm nghẽn trong thực tiễn. Với Nghị quyết được Quốc hội xem xét thông qua lần này, hàng loạt cơ chế đặc thù sẽ được triển khai. Điển hình như các tổ chức nghiên cứu sẽ được giao quyền tự chủ về tổ chức, nhân sự, tài chính và chuyên môn, góp phần giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân lực khoa học hiện nay.

Nhà nước áp dụng cơ chế khoán chi đối với các nhiệm vụ khoa học, công nghệ sử dụng ngân sách, bao gồm cả khoán chi đến sản phẩm cuối cùng cũng giúp nhà khoa học có thể toàn tâm cống hiến, không bị vướng bận những quy định quản lý hành chính rườm rà, và quan trọng nhất là tránh được những rắc rối pháp lý nếu thực hiện không đúng quy trình.

Đặc biệt, với các quy định liên quan đến chấp nhận rủi ro, đầu tư mạo hiểm và độ trễ trong nghiên cứu khoa học cũng khuyến khích sự đổi mới và sáng tạo, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho các nhà khoa học thử nghiệm những ý tưởng mới, những vấn đề thực tiễn mới đặt ra. Bởi như các đại biểu Quốc hội đã nêu thực tế, trong hoạt động nghiên cứu, chúng ta chưa thể biết được là có kết quả thu được hay không, giống như người khai thác dầu khí có khi 10 mũi khoan may ra mới được một mũi khoan có dầu, nhưng dầu khí còn biết rằng khoan ra ở dưới có dầu, còn nghiên cứu khoa học thì chưa biết kết quả thu được là gì, cho nên mức độ rủi ro cao hơn. Việc đưa ra cơ chế chấp nhận rủi ro giống như "lối mở" rất lớn để các nhà khoa học yên tâm nghiên cứu.

Khoa học, công nghệ luôn là yếu tố rất then chốt cho sự phát triển của bất cứ một tổ chức, một quốc gia nào, đặc biệt trong thời điểm hiện nay khi sự sáng tạo, đổi mới là đòi hỏi cấp thiết, nguy cơ tụt hậu luôn hiện hữu. Việc kịp thời gỡ những rào cản về thể chế, triển khai các cơ chế, chính sách đặc thù và phù hợp sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Từ đó góp phần quan trọng vào mục tiêu tăng trưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cần chính sách toàn diện

Cần chính sách toàn diện

15 Jul, 05:15 AM

Kinhtedothi - Trong cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái, buôn lậu và gian lận thương mại hiện nay, việc truy xuất để xác thực nguồn gốc hàng hoá và truy xuất để quản lý hàng hóa là nhiệm vụ cấp thiết hơn bao giờ hết. Đã có những quy định, những tổ chức, DN triển khai việc này, nhưng vẫn manh mún, rời rạc và thiếu một cơ chế xuyên suốt thống nhất toàn quốc.

Nói không với thứ tiện lợi nhưng độc hại

Nói không với thứ tiện lợi nhưng độc hại

14 Jul, 05:00 AM

Kinhtedothi - HĐND TP Hà Nội chính thức thông qua Nghị quyết quy định biện pháp giảm phát thải nhựa, trong đó yêu cầu từ ngày 1/1/2026 các khách sạn, khu du lịch không sử dụng và lưu hành sản phẩm nhựa dùng một lần. Nhiều người cho rằng đây là một bước đi mạnh mẽ, cần thiết và đáng được lan tỏa rộng rãi.

Ai chịu trách nhiệm?

Ai chịu trách nhiệm?

11 Jul, 02:39 PM

Kinhtedothi - Một đường dây giết mổ và tiêu thụ thịt lợn nhiễm bệnh quy mô lớn vừa bị Cơ quan Cảnh sát điều tra và Công an TP Hà Nội triệt phá. Hàng tấn thịt bệnh được phù phép thành “thịt sạch”, tuồn ra khắp các chợ, nhà hàng, quán ăn trên địa bàn Thủ đô. Câu chuyện không chỉ gây phẫn nộ bởi sự liều lĩnh của nhóm đối tượng, mà còn đặt ra câu hỏi lớn.

Nỗi niềm còn đọng lại

Nỗi niềm còn đọng lại

10 Jul, 08:11 AM

Kinhtedothi - Mỗi mùa thi đi qua, niềm vui của người này lại đi kèm nỗi chạnh lòng của nhiều người khác. Khi cánh cửa bước vào bậc THPT trở nên chật hẹp, thì phía sau đó, không chỉ là áp lực của học sinh, mà là cả những nỗi trăn trở lớn của phụ huynh và toàn xã hội.

Bộ não đổi mới sáng tạo

Bộ não đổi mới sáng tạo

08 Jul, 05:01 AM

Kinhtedothi - Dữ liệu ngày càng được xem là tài sản chiến lược, đóng vai trò quyết định trong quản trị quốc gia và phát triển kinh tế - xã hội.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ