Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đa dạng hoá thị trường, phân tán rủi ro cho xuất khẩu nông sản

Kinhtedothi - Quý I/2025, tổng giá trị xuất khẩu nông sản Việt Nam tiếp tục tăng. Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh và các thay đổi về chỉnh thuế, việc đa dạng hoá thị trường để phân tán rủi ro cho xuất khẩu nông sản là vấn đề cần được tập trung thúc đẩy.

Thặng dư thương mại tăng hơn 13%

Thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản 3 tháng đầu năm 2025 đạt 15,72 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, tất cả các mặt hàng nông sản đều có giá trị gia tang.

Xét theo vùng lãnh thổ, châu Á là thị trường xuất khẩu lớn nhất của các mặt hàng nông sản Việt Nam với thị phần chiếm 42%. Hai thị trường lớn tiếp theo là châu Mỹ và châu Âu với thị phần lần lượt là 22,5% và 16,6%.

So với cùng kỳ năm 2024, giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2025 sang khu vực châu Á tăng 2%; châu Mỹ tăng 15,7%; châu Âu tăng 37,8%; châu Phi tăng 2,1% và châu Đại Dương tăng 0,8%.

Thặng dự xuất khẩu nông sản Việt Nam trong quý I/2025 tăng hơn 13% so với cùng kỳ năm 2024.

Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu nông sản Việt Nam lớn nhất với thị phần chiếm 20,2%, tiếp đó là Trung Quốc với 17,3% và Nhật Bản với 7,7%. So với cùng kỳ năm trước, giá trị xuất khẩu nông sản Việt Nam 3 tháng đầu năm 2025 sang thị trường Hoa Kỳ tăng 13,5%, trong khi Trung Quốc tăng 3,6% và Nhật Bản tăng 26%.

Cán cân thương mại ngành hàng nông sản 3 tháng đầu năm 2025 ước đạt thặng dư 4,4 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, 5 mặt hàng có thặng dư thương mại cao nhất là gỗ và sản phẩm gỗ, cà phê, tôm, hàng rau quả và gạo.

Khai thác thị trường tiềm năng mới

Trong năm 2025, Thủ tướng Chính phủ đã giao tăng trưởng GDP lĩnh vực nông nghiệp là 4,0%; tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt 64 - 65 tỷ USD… Đây là thách thức rất lớn trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới có nhiều bất ổn, khó lường, xung đột vẫn diễn ra và sức mua trong nước có giới hạn.

Đặc biệt, việc Tổng thống Mỹ Donald Trump ban hành chính sách thuế mới lên các loại hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam nói chung lên mức 46% được nhiều chuyên gia nhận định sẽ ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu nông sản, nhất là đối với nhóm ngành hàng thuỷ sản, gỗ và sản phẩm từ gỗ.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến cho biết, để đạt được các mục tiêu mà Thủ tướng giao từ đầu năm, đòi hỏi toàn ngành phải nỗ lực phấn đấu, tập trung nguồn lực, tận dụng thời cơ, vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp.

Theo đó, Bộ sẽ chỉ đạo rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới các hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo hướng đồng bộ, hài hoà với các tiêu chuẩn quốc tế và khu vực đối với nhóm sản phẩm, hàng hoá xuất khẩu.

Tiếp tục dành sự ưu tiên cho phát triển doanh nghiệp chế biến nông sản quy mô lớn, hiện đại, có trình độ và năng lực công nghệ tiên tiến; kết hợp với việc phát triển các cơ sở sơ chế, bảo quản, chế biến quy mô vừa và nhỏ nhằm tạo sự đồng bộ, gắn kết, lan tỏa theo chuỗi.

Liên quan đến thị trường xuất khẩu, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang tích cực triển khai các giải pháp nhằm khai thác hiệu quả các Hiệp định Thương mại tự do, nhất là CPTPP, EVFTA, các hiệp định khu vực và song phương với các nước.

Thời gian tới, Bộ sẽ đẩy mạnh xúc tiến thương mại để tháo gỡ rào cản kỹ thuật, thương mại đối với những thị trường lớn bao gồm: Trung Quốc, Hoa Kỳ và châu Âu. Đàm phán mở cửa những thị trường mới, đặc biệt là các thị trường còn nhiều tiềm năng như: Halal, Trung Đông, châu Mỹ…

Cùng với đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp với các Đại sứ quán, Tham tán thương mại, Tham tán nông nghiệp thu thập và cung cấp thông tin, thị hiếu, nhu cầu; xây dựng hệ thống logistics chuyên biệt cho nông sản, giảm chi phí vận chuyển, bảo quản.

Cập nhật các chính sách, quy định cho cộng đồng doanh nghiệp, các địa phương. Đồng thời, hỗ trợ, kết nối doanh nghiệp tham gia xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, xuất khẩu chính ngạch vào các thị trường lớn, có tiềm năng… 

Trích dẫn
Trích dẫn 1
Theo Tổ chức Nghiên cứu thị trường Zion, về quy mô lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm Halal toàn cầu năm 2022 đạt 2.310,45 tỷ USD và dự báo đến năm 2030 đạt 4.115,87 tỷ USD. Các quốc gia Trung Đông nhập khẩu khoảng 80% các mặt hàng lương thực, thực phẩm, tương đương khoảng 40 tỷ USD/năm; dự báo đến năm 2035 sẽ tăng lên 70 tỷ USD/năm.

 Thêm góc nhìn về chính sách thuế gây “sốc” của Mỹ

 Thêm góc nhìn về chính sách thuế gây “sốc” của Mỹ

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
VITM Hà Nội 2025: Đột phá với du lịch xanh và công nghệ mới tăng trải nghiệm khách hàng

VITM Hà Nội 2025: Đột phá với du lịch xanh và công nghệ mới tăng trải nghiệm khách hàng

07 Apr, 08:02 PM

Kinhtedothi- Điểm nhấn đặc biệt của Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam 2025 (VITM Hà Nội 2025) với chủ đề “Phát triển điểm đến Xanh, nâng tầm du lịch Việt Nam” là lần đầu tiên giới thiệu các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và robot trong ngành du lịch, mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành du lịch Việt Nam. Theo thống kê, có 50% trong số 40.000 doanh nghiệp du lịch đã ứng dụng công nghệ chuyển đổi số. 

Hà Nội: GRDP quý I/2025 tăng cao nhất trong 5 năm gần đây

Hà Nội: GRDP quý I/2025 tăng cao nhất trong 5 năm gần đây

07 Apr, 06:27 PM

Kinhtedothi - Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) quý I/2025 của Hà Nội ước tính tăng 7,35% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng cao trong 5 năm gần đây và là động lực tạo đà cho Thủ đô đạt mức tăng trưởng 8% trở lên theo mục tiêu đề ra.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ