Đại học Harvard trước nguy cơ mất quyền tuyển sinh sinh viên quốc tế
Kinhtedothi - Chính quyền Tổng thống Donald Trump cảnh báo Đại học Harvard có thể bị tước quyền tuyển sinh sinh viên quốc tế nếu không đáp ứng các yêu cầu của chính phủ, đồng thời tiếp tục đưa ra các biện pháp gây sức ép sau khi trường công khai phản đối loạt chỉ thị từ nhà cầm quyền.
Ngày 16/4, Bộ trưởng Bộ An ninh Nội địa Mỹ Kristi Noem thông báo chấm dứt hai khoản tài trợ trị giá hơn 2,7 triệu USD cho Harvard. Đồng thời, bà yêu cầu trường cung cấp hồ sơ về các "hoạt động bất hợp pháp và bạo lực" của du học sinh tại trường trước ngày 30/4.
“Nếu Harvard không thể chứng minh tuân thủ đầy đủ các yêu cầu báo cáo, trường sẽ mất đặc quyền tuyển sinh sinh viên quốc tế,” bà Noem tuyên bố.
Trước đó, chính quyền Tổng thống Trump đã thông báo sẽ cắt tài trợ các trường đại học có biểu tình ủng hộ Palestine và phản đối chiến dịch quân sự do Israel tiến hành ở Gaza sau cuộc tấn công của Hamas tháng 10/2023. Chính phủ Mỹ cũng đã dừng tài trợ cho các trường danh tiếng khác như Columbia, Princeton, Brown, Cornell và Northwestern.

Biểu tình ủng hộ Palestine tại Đại học Harvard. Ảnh: The Harvard Crimson
Đến nay, hàng trăm thị thực đã bị thu hồi. Một số sinh viên quốc tế bị bắt giữ vì tham gia biểu tình đang đối mặt nguy cơ bị trục xuất.
Tháng trước, chính quyền Tổng thống Trump cho biết đang rà soát 9 tỷ USD hợp đồng và tài trợ liên bang cho Harvard, đồng thời yêu cầu trường áp dụng các biện pháp như cấm đeo khẩu trang và loại bỏ các chương trình đa dạng - công bằng - hòa nhập (DEI) nếu muốn tiếp tục nhận hỗ trợ tài chính.
Động thái này được Harvard đáp trả một cách cứng rắn. Trường tuyên bố “ sẵn sàng tuân thủ pháp luật nhưng không từ bỏ quyền tự chủ hay các quyền hiến định của mình.” Harvard khẳng định họ đang nỗ lực chống bài Do Thái và bảo vệ quyền tự do học thuật, phản đối mọi hành vi phân biệt đối xử.
Trong bức thư bác bỏ yêu cầu của chính quyền Mỹ ngày 14/4, Hiệu trưởng Harvard, ông Alan Garber, cho rằng các yêu cầu từ Bộ Giáo dục sẽ trao cho chính phủ liên bang quyền can thiệp sâu vào hoạt động của trường, đe dọa đến bản chất độc lập và sứ mệnh học thuật của một tổ chức tư thục.
“Không chính quyền nào, dù thuộc đảng phái nào, có quyền quyết định nội dung giảng dạy, nhân sự hay định hướng nghiên cứu của các trường đại học tư”, ông Garber viết trong bức thư của mình.
Xem thêm: Biểu tình phản đối ông Trump rầm rộ khắp nước Mỹ
Chỉ vài giờ sau khi Harvard công khai bác bỏ yêu cầu và khẳng định lập trường, chính phủ Mỹ đã tuyên bố đóng băng khoản tài trợ liên bang trị giá 2,3 tỷ USD dành cho trường.
Ngoài ra, ông Trump cũng đe dọa sẽ tước quy chế miễn thuế của Harvard. Theo CNN đưa tin, Sở Thuế vụ Hoa Kỳ đang xem xét việc này và sẽ sớm có quyết định cuối cùng.
Quyết định này bị Harvard lập tức phản đối. Trường cảnh báo hành động này không có cơ sở pháp lý, có thể làm giảm hỗ trợ tài chính cho sinh viên và khiến nhiều nghiên cứu y tế quan trọng bị đình trệ.
Trước sự việc, nhiều tổ chức nhân quyền cũng đang bày tỏ lo ngại về tự do học thuật, quyền tự do ngôn luận, cũng như làn sóng bài Hồi giáo và phân biệt người Ả Rập đang gia tăng trong bối cảnh xung đột Israel - Gaza

Chứng khoán Mỹ lao dốc vì lo ngại suy thoái từ thuế quan của ông Trump
Kinhtedothi - Các chỉ số chứng khoán Mỹ đồng loạt lao dốc trong phiên 3/4 sau tuyên bố áp thuế mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu.

Châu Âu rục rịch ứng phó với thuế quan của ông Trump
Kinhtedothi - Liên minh châu Âu (EU) đang tìm cách thể hiện lập trường thống nhất nhằm phản đối chính sách thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-1744069172.jpg)
Gia hạn thương vụ TikTok thêm 75 ngày, ông Trump đối mặt chỉ trích pháp lý
Kinhtedothi - Quyết định của Tổng thống Donald Trump kéo dài thời hạn để ByteDance thoái vốn khỏi TikTok tại Mỹ tiếp tục gây tranh cãi, khi giới lập pháp lo ngại điều này đi ngược với luật đã ban hành từ năm 2024.