Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đạo đức kinh doanh và lỗ hổng quản lý

Kinhtedothi - Đường dây sản xuất, tiêu thụ sữa bột giả với 573 nhãn hiệu nhắm vào nhóm người dễ bị tổn thương: trẻ em, thai phụ, người già… đang làm xôn xao dư luận. Ngoài vấn đề đạo đức kinh doanh, sự việc còn cho thấy lỗ hổng đáng báo động trong cấp phép và quản lý thị trường.

7 trong số 8 bị can trong đường dây đó đã bị cơ quan công an bắt giữ về tội "Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm; vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng". Cơ quan điều tra xác định, doanh thu từ việc bán các hộp sữa trên trong gần 4 năm qua là gần 500 tỷ đồng; thu giữ 84 loại sản phẩm sữa bột khác nhau với số lượng 26.740 lon/90 lô sản xuất. Từ năm 2021 đến nay, 2 công ty trên còn để ngoài sổ sách kế toán kê khai nộp thuế doanh thu thực tế, gây thiệt hại ngân sách Nhà nước hơn 28 tỷ đồng…

Với việc kinh doanh bất chấp tất cả, người sản xuất kinh doanh đã lợi dụng lỗ hổng quản lý để đưa ra thị trường sản phẩm sữa bột không đạt tiêu chuẩn, cũng không như lời quảng cáo. Đáng nói là đối tượng khách hàng mà họ hướng tới lại là nhóm người yếu thế trong xã hội. Nếu gọi là một “tội ác” thì có lẽ hơi quá, song rõ ràng vụ việc lại gióng lên hồi chuông cấp báo cho vấn đề đạo đức kinh doanh.

Vừa mới đây, vụ kẹo Kera giả còn chưa ngớt bàn tán trong dư luận, thì lại tiếp đến vụ sữa giả này. Kẹo Kera thì “năm hai rõ mười” dùng những người có sức ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội tiếp tay cho việc quảng bá sản phẩm giả để đánh lừa người tiêu dùng. Vụ sữa giả này cũng tương tự, nên chuyên gia pháp lý nhìn nhận, cả hai vụ là cách thức “hợp pháp hóa” sản phẩm giả thông qua cơ chế “tự công bố sản phẩm”. Bởi hầu hết các thực phẩm chức năng, bao gồm cả sữa bột (trừ sản phẩm dành cho trẻ dưới 36 tháng tuổi), đều được phép tự công bố và đưa ra thị trường mà không cần kiểm định chất lượng từ cơ quan chức năng trước khi lưu hành. Chính cơ chế tự công bố vốn được thiết kế nhằm giảm thủ tục hành chính và thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, lại đang bị lợi dụng như một "tấm vé thông hành" để đưa sản phẩm giả, kém chất lượng đến tay người tiêu dùng. Một “hệ sinh thái” hàng giả tồn tại, phát triển trong hơn 3 năm, thu về hàng trăm tỷ đồng không thể chỉ là hành vi phạm pháp của các đối tượng sản xuất, mà còn là hệ quả của sự buông lỏng quản lý, lỗ hổng trong hậu kiểm và sự bị động của các cơ quan liên ngành.

Thực phẩm chức năng giả đang tung hoành trên thị trường, hơn lúc nào hết cần nhanh chóng bịt kín lỗ hổng pháp lý hiện tại; đồng thời, nâng cao hiệu quả giám sát để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng chủ động, sử dụng công nghệ số và dữ liệu lớn để phân tích và nhận diện sớm dấu hiệu bất thường trong hoạt động kinh doanh. Việc này cần sự phối hợp giữa các lực lượng liên ngành để phát hiện và xử lý vi phạm hiệu quả. Với DN sở hữu thương hiệu cũng không thể phó mặc toàn bộ cho cơ quan chức năng mà phải chủ động phối hợp giám định, xác minh dấu hiệu hàng giả, gửi cảnh báo khi phát hiện bất thường, không chỉ để bảo vệ người tiêu dùng mà còn là cách tự bảo vệ DN chân chính… Làm được như vậy thì “hệ sinh thái hàng giả” sẽ không còn đất dung thân.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Giải bài toán thanh niên “hai không”

Giải bài toán thanh niên “hai không”

16 Apr, 05:48 AM

Kinhtedothi - Cả nước còn 1,35 triệu thanh niên từ 15 - 24 tuổi không có việc làm, không tham gia học tập, đào tạo, chiếm 10,4% tổng số thanh niên cả nước. Đây là một trong những con số vừa được Cục Thống kê công bố liên quan đến tình hình lao động việc làm quý I/2025. Dù chỉ mang tính tham khảo, nhưng cũng cho thấy rất nhiều vấn đề đặt ra cần giải quyết.

Nền tảng cho phát triển

Nền tảng cho phát triển

14 Apr, 05:46 AM

Kinhtedothi - Nền tảng Bình dân học vụ số vừa ra mắt đã được nhiều địa phương trong cả nước, trong đó có Hà Nội hưởng ứng. Đây được coi là một giải pháp đại chúng để người dân, kể cả những đối tượng ít có điều kiện tiếp cận công nghệ, có thể tham gia vào nền kinh tế số, xã hội số - tiền đề quan trọng để xây dựng nguồn nhân lực số chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế trí thức và hội nhập quốc tế.

Xử phạt để thay đổi thói quen xấu

Xử phạt để thay đổi thói quen xấu

11 Apr, 07:21 AM

Kinhtedothi - Những ngày qua CSGT Hà Nội đã tăng cường xử phạt người đi bộ vi phạm giao thông, cho thấy quyết tâm giữ gìn trật tự, ATGT, thay đổi thói quen tuỳ tiện đã hình thành từ rất lâu của không ít người. Đây là việc nên làm vì lợi ích của chính người dân, và cần được duy trì bền bỉ.

Tăng lương phải tăng chất

Tăng lương phải tăng chất

10 Apr, 05:23 AM

Kinhtedothi - Dự kiến, tại Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội, Dự án Luật Nhà giáo sẽ là một trong những nội dung được xem xét thông qua. Về cơ bản, các điều khoản trong dự án Luật nhận được sự tán thành, thống nhất của đại biểu và dư luận, trong đó có nội dung "lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp".

Nỗ lực để vượt thách thức

Nỗ lực để vượt thách thức

09 Apr, 06:07 AM

Kinhtedothi - Tăng trưởng quý I/2025 đạt 6,93% là mức tăng trưởng quý I cao nhất trong giai đoạn 2020 - 2025 và khá đồng đều trong cả 3 khu vực: nông nghiệp, công nghiệp chế biến chế tạo, dịch vụ. Dù vậy, bước sang quý II/2025, kinh tế nước ta tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Trước hết đó là những tác động khi mức thuế đối ứng Mỹ vừa công bố, đúng vào thời điểm nhiều nền kinh tế đang vật lộn với tăng trưởng chậm, lạm phát dai dẳng.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ