Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Dầu thô Nga xuất khẩu sang Mỹ tăng mạnh nhất trong gần thập kỷ

Nguyễn Thu (Theo RT, Bloomberg)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Theo số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), trong năm 2020, nước này đã mua nhiều dầu thô nhất của Nga kể từ năm 2011, với sản lượng 538.000 thùng/ngày.

Mặc dù chính quyền Washington phản đối việc xây dựng dự án Dòng chảy Phương Bắc 2 của Moscow, Mỹ vẫn là khách hàng hàng đầu của các nhà sản xuất dầu mỏ của Nga trong năm ngái.
Theo tính toán của Bloomberg dựa trên dữ liệu hải quan và EIA, trong năm 2020, Nga trở thành nhà cung cấp dầu lớn thứ ba cho Mỹ, sau Canada và Mexico, vượt qua cả Ả Rập Saudi, nước xuất khẩu dầu nhiều nhất thế giới. Tỷ trọng xuất khẩu dầu thô của Nga sang Mỹ hiện đang ở mức cao kỷ lục 7%.
 Trong năm ngoái, dầu thô Nga xuất khẩu sang Mỹ tăng mạnh nhất trong gần thập kỷ.
Theo số liệu của EIA, các nhà máy lọc dầu của Mỹ đã nhập khẩu 538.000 thùng dầu/ngày, nhiều nhất kể từ năm 2011, với sản lượng đạt 624.000 thùng/ngày.
Trong khi đó, lượng dầu nhập khẩu từ Ả Rập Saudi sang Mỹ ở mức 522.000 thùng/ngày vào năm 2020. Nước xuất khẩu dầu lớn nhất sang thị trường Mỹ là Canada đạt sản lượng 4,1 triệu thùng/ngày, trong khi Mexico bán được khoảng 750.000 thùng/ngày.
Lượng “vàng đen” xuất khẩu của Nga tăng kỷ lục được cho là do các công ty lọc dầu của Mỹ không tiếp cận được với nguồn dầu thô của Venezuela sau khi chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump áp lệnh trừng phạt Công ty dầu khí quốc gia của quốc gia Nam Mỹ này vào năm 2019.
Các công ty năng lượng lớn của Mỹ, gồm Exxon Mobil, Chevron và Valero Energy là những khách hàng chủ chốt mua dầu và các sản phẩm tinh chế từ các nhà sản xuất Nga.
Chuyên gia Adi Imsirovic tại Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford và là cựu  giám đốc kinh doanh của tập đoàn dầu khí Nga Gazprom, cho biết: “Các cơ sở lọc dầu của Mỹ tại vùng Vịnh Mexico đều là những nhà máy lọc dầu hàng đầu thế giới. Các nhà máy lọc dầu Mỹ đã đẩy mạnh nhập khẩu nhiên liệu của Nga trong năm ngoái khi bị mất nguồn cung dầu thô từ Venezuela, cùng với việc các nước OPEC chào bán giá dầu quá cao”.
Việc Mỹ tăng cường mua dầu mỏ của Nga diễn ra trong bối cảnh căng thẳng kéo dài giữa Moscow và Washington liên quan đến nhiều vấn đề, từ chính trị, ngoại giao đến việc gây sức ép đối với dự án Dòng chảy Phương Bắc 2.
Nhà Trắng nhiều lần lên tiếng phản đối dự án đưa khí đốt từ Nga sang Đức, cảnh báo các đồng minh châu Âu không nên quá phụ thuộc vào nguồn cung cấp năng lượng của Nga.
Ngay sau khi nhậm chức hồi tháng 1 năm nay, chính quyền Tổng thống Joe Biden tiếp tục đe dọa áp lệnh trừng phạt bổ sung đối với các công ty châu Âu tham gia dự án Dòng chảy Phương Bắc 2 của Nga.
Trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Đức Heiko Maas hôm 23/3 tại Brussels, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã bày tỏ sự phản đối về việc thực hiện dự án Dòng chảy Phương Bắc 2. Ông Blinken nhấn mạnh rằng dự án Dòng chảy Phương Bắc 2 là một thỏa thuận tồi mà Mỹ luôn phản đối.
Trước đó, vào tháng 2 năm ngoái, chính quyền cựu Tổng thống Trump đã đưa vào danh sách đen một công ty con thương mại của Rosneft, công ty dầu mỏ lớn nhất của Nga, nói rằng nó cung cấp một cứu cánh tài chính cho chính phủ của Maduro.
Vào tháng 2/2020, chính quyền cựu Tổng thống Trump đã đưa vào danh sách đen một công ty con của tập đoàn dầu khí nhà nước Nga Rosneft, nói rằng nó cung cấp một nguồn tài chính cho chính quyền Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro. Tuy nhiên, không có doanh nghiệp Nga nào khác bị nhắm đến, để lại lỗ hổng pháp lý cho các công ty Mỹ được mua dầu thô và các sản phẩm tinh chế của Nga./.