Điều đáng khích lệ
Kinhtedothi - Chính sách hỗ trợ phụ nữ sinh đủ hai con trước 35 tuổi là một trong những nỗ lực khuyến sinh nhằm duy trì mức sinh thay thế do Bộ Chính trị đề xuất nhận được sự quan tâm, phản hồi tích cực của xã hội. Tuy nhiên, khuyến sinh cần được đồng bộ với các chính sách giáo dục, y tế, nhà ở, môi trường làm việc, tư duy xã hội về vai trò của phụ nữ và gia đình trong hiện đại.
Bộ Chính trị vừa ban hành Kết luận về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 21 của Ban Chấp hành T.Ư về công tác dân số trong tình hình mới. Ngoài hỗ trợ tài chính, các cơ quan liên quan cần xây dựng chính sách trợ cấp phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi về việc làm cho người lao động đang nuôi con nhỏ, nhất là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Bộ Chính trị yêu cầu các cơ quan nghiên cứu ban hành chính sách hỗ trợ phụ nữ sinh đủ hai con trước 35 tuổi nhằm duy trì mức sinh thay thế.
Những chỉ đạo này được đưa ra trong bối cảnh mức sinh của Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất khu vực Đông Nam Á, chỉ đạt trung bình 1,91 con/phụ nữ. Nếu không có giải pháp hiệu quả và kịp thời, dân số Việt Nam có nguy cơ tăng trưởng âm trong giai đoạn 2054 - 2059. Mức sinh thấp kéo theo nguy cơ giảm nhanh nhóm dân số trong độ tuổi lao động, già hóa dân số và ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển bền vững.
Từ đầu tháng 5/2025, TP Hồ Chí Minh đã rà soát danh sách phụ nữ sinh đủ hai con trước 35 tuổi để triển khai chính sách hỗ trợ một lần 3 triệu đồng. Các hỗ trợ tài chính dù nhỏ nhưng là sự động viên thiết thực, có giá trị khích lệ từ Nhà nước, là tín hiệu tích cực trong bối cảnh tổng tỷ suất sinh của TP Hồ Chí Minh năm 2024 đạt 1,4 con/phụ nữ, rất thấp so với mức sinh thay thế 2,1.
Tuy nhiên, khuyến sinh không đơn thuần là bài toán tài chính ngắn hạn mà cần có chính sách lâu dài hơn. Để khuyến sinh thực sự hiệu quả và bền vững cần có một hệ sinh thái chính sách gắn với đời sống, đặc biệt là phụ nữ mang thai, sinh và nuôi con. Điều người dân cần là khi sinh con ra, họ có đủ năng lực, cơ hội để nuôi dưỡng con cái một cách đáng phẩm giá. Trong đó, cải thiện các chế độ nghỉ thai sản và làm việc linh hoạt cho phụ nữ mang thai và nuôi con nhỏ; môi trường làm việc không kỳ thị người đông con; hệ thống giáo dục mầm non công lập chất lượng và miễn phí hoặc giá thấp cùng chính sách nhà ở xã hội minh bạch, dễ tiếp cận cho các gia đình trẻ.
Nhà nước nên hướng đến cơ chế tự động tương tự như các quy định về nghỉ thai sản; hỗ trợ, miễn phí giáo dục Mầm non cho trẻ em dưới 6 tuổi hoặc trợ cấp chi phí y tế, giảm thuế thu nhập cá nhân cho các gia đình có con nhỏ... Bất cứ người dân nào sinh đủ 2 con trước 35 tuổi sẽ được hỗ trợ, không cần phải "may mắn" rơi vào khung thời gian ngắn ngủi nào đó. Không chỉ vậy, Nhà nước cần có cơ chế đánh giá định kỳ tác động của chính sách sau 6 tháng đến 12 tháng. Từ đó điều chỉnh mức hỗ trợ, mở rộng đối tượng hoặc tích hợp thêm các hình thức hỗ trợ khác như vay vốn ưu đãi, miễn giảm học phí, hỗ trợ dinh dưỡng nuôi con trẻ…
Thiết nghĩ, để giải quyết câu chuyện mức sinh thấp cần sự chung tay vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng tình ủng hộ của người dân. Và sự đồng bộ chính sách mới là quan trọng nhất, vì vậy cần có thêm những chính sách cụ thể về an sinh xã hội, giáo dục, y tế, đời sống, nhà ở xã hội, thuế thu nhập cá nhân... để các cặp vợ chồng có thể thật sự yên tâm sinh con và sinh đủ hai con. Các biện pháp khuyến sinh cần triển khai đồng bộ, phát triển giáo dục mầm non, tiểu học, đa dạng hóa loại hình chăm sóc trẻ dưới 6 tuổi, tạo không gian xã hội an toàn và lành mạnh. Từ đó, tạo ra thay đổi hành vi xã hội, tạo niềm tin khi sinh ra một đứa trẻ sẽ có cả một hệ sinh thái chính sách và xã hội nâng đỡ: từ hệ thống y tế đến giáo dục, môi trường làm việc đến chính sách nhà ở, từ chính quyền đến cộng đồng.

Mức sinh giảm thấp, thách thức của công tác dân số
Kinhtedothi - Hiện nay, Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức trong công tác dân số, nhất là mức sinh giảm thấp nhất trong lịch sử, bên cạnh đó là già hóa dân số.

Huyện Sóc Sơn phát động thi đua “Công dân số cùng Thủ đô vươn mình”
Kinhtedothi - Phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam trong việc tham gia tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức và kỹ năng số cho công dân, ngày 28/3, Ủy ban MTTQ huyện Sóc Sơn tổ chức phát động phong trào thi đua “Công dân số cùng Thủ đô vươn mình”.

Đại biểu Quốc hội đề xuất tăng số lượng cán bộ, công chức cấp xã theo quy mô diện tích và dân số
Kinhtedothi- Sáng 14/5, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV tiến hành thảo luận ở hội trường về Dự thảo Luật Chính quyền địa phương (sửa đổi). Có ý kiến đại biểu Quốc hội đề xuất nâng mức hỗ trợ cán bộ không chuyên trách dôi dư; tăng số lượng cán bộ, công chức cấp xã theo quy mô diện tích và dân số.