Kinhtedothi - Việc chuyển các tuabin bảo trì xong tại Canada về vị trí vận hành được coi là sẽ giúp cải thiện tình trạng khí đốt qua đường ống Nord Stream tới Đức suy giảm gần tháng qua.
TASS dẫn lời tập đoàn Siemens của Đức hôm 10/7 cho biết muốn chuyển một turbine cho đường ống dẫn khí Nord Stream từ Canada đến địa điểm vận hành càng sớm càng tốt sau khi mọi thủ tục được giải quyết xong.
Tháng trước, nhà cung cấp năng lượng của Nga Gazprom tuyên bố buộc phải cắt giảm 60% dòng khí đốt đến Đức qua Nord Stream.
Trong một tuyên bố báo chí, Siemens cho rằng quyết định của Canada là bước đi cần thiết và quan trọng đối với việc chuyển giao turbine. Các chuyên gia của Siemens đang nỗ lực giải quyết tất cả các thủ tục và vấn đề hậu cần.
Tháng trước, nhà cung cấp năng lượng của Nga Gazprom tuyên bố buộc phải cắt giảm 60% dòng khí đốt đến Đức qua đường ống Nord Stream do các turbine Siemens tại trạm bơm Portovaya ở Vyborg bị kẹt ở Montreal, Canada.
Công ty Đức Siemens đã đưa turbine đi bảo trì ở Canada. Những turbine này nằm trong lệnh trừng phạt của Canada với Nga và Ottawa cho biết việc trả các thiết bị này sẽ vi phạm lệnh trừng phạt.
Do đó, chỉ có ba tổ máy được sử dụng để bơm khí tại trạm nén Portovaya và lượng khí thông qua đường ống chỉ đạt 40% công suất. Do đó, nguồn cung cấp khí đốt cho Đức giảm mạnh. Việc Gazprom cắt giảm lượng khí đốt tới Đức buộc một số quốc gia EU phải tuyên bố các biện pháp khẩn cấp nhằm giảm sử dụng khí đốt.
Cuối tuần qua, các nhà chức trách Canada cho biết rằng họ sẽ trả lại tuabin cho châu Âu sau khi sửa chữa, vì đã được miễn trừ khỏi các lệnh trừng phạt. Quyết định này được đưa ra sau các cuộc đàm phán với Đức.
Kinhtedothi - Sự kỳ vọng vào khả năng hạ nhiệt trong căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, cộng thêm việc ông Trump rút lại lời đe dọa sa thải Chủ tịch Fed đã giúp thị trường Phố Wall tăng vọt sau chuỗi ngày ảm đạm.
Kinhtedothi - Chứng khoán Mỹ bị bán tháo trong phiên ngày 21/4 khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tăng cường gây áp lực đến Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell, khiến các nhà đầu tư lo lắng về tính độc lập của ngân hàng trung ương.
Kinhtedothi - Căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng không còn là mối quan tâm bên lề mà đã trở thành vấn đề trọng tâm đối với các ngân hàng trung ương lớn như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC).
Kinhtedothi - Các nhà phân tích cho rằng yếu tố địa chính trị và các quyết định kịp thời về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nga đã giúp đồng ruble Nga trở thành đồng tiền có hiệu suất tốt nhất toàn cầu trong năm 2025, vượt qua cả các tài sản trú ẩn truyền thống như vàng và đồng USD.
Kinhtedothi - Các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ biến động trái chiều trong phiên ngày 17/4 sau khi Tổng thống Donald Trump lên tiếng kêu gọi "sa thải" Chủ tịch Fed Jerome Powell vì không cắt giảm lãi suất đủ nhanh.