Trao đổi với Ủy ban Nghị viện châu Âu, ủy viên kinh tế EU Paolo Gentiloni cho biết, nếu so sánh với gói cứu trợ đại dịch của Tổng thống Mỹ Joe Biden, EU có thể tự tin đứng cạnh Washington.
Ủy viên EU về kinh tế Paolo Gentiloni trong bài phát biểu trước toàn thể tại Nghị viện châu Âu ở Brussels Nguồn: AP |
Ủy viên Italia cho biết: “Cho đến nay, các biện pháp được thực hiện bởi các quốc gia thành viên và EU đạt tới 4,8 nghìn tỷ Euro”. Đồng thời EU đã đồng ý mua gói quỹ phục hồi chung trị giá 750 tỷ Euro (910 tỷ USD), cộng với ngân sách 7 năm 1,1 nghìn tỷ Euro (1,3 nghìn tỷ USD), sẽ tập trung mạnh để đối phó với cuộc suy thoái kinh tế chưa từng có do Covid-19 gây ra.
Nhiều vấn đề xã hội và chính sách kinh tế lớn cũng như các biện pháp kích thích đối với công ty lớn nhỏ và lực lượng lao động vẫn được thực hiện ở cấp quốc gia trong Liên minh châu Âu.
Gói “Thế hệ EU tiếp theo” trị giá 750 tỷ Euro cho phép khối lần đầu tiên có thể tự huy động tiền trên thị trường. Phần lớn viện trợ sẽ được chi cho các quốc gia thành viên nghèo hơn và bị ảnh hưởng nặng nề hơn.
Phó Chủ tịch EU Valdis Dombrovskis cho biết nếu những yêu cầu từ quốc gia thành viên được tiến hành như kế hoạch, các khoản giải ngân đầu tiên về cấp vốn trước có thể thực hiện vào tháng Bảy. Đợt tài trợ thứ hai có thể sẽ vào khoảng gần cuối năm nay.
EU có một bộ tiêu chuẩn nghiêm ngặt mà các quốc gia thành viên phải đạt được nếu tiền được thanh toán: 37% phải được chi cho các dự án xanh, từ các công viên gió ngoài khơi đến các đường đua xe đạp. Và 20% phải tìm đầu tư cho dự án kỹ thuật số, bao gồm mạng 5G và số hóa hành chính công.
Các khoản tiền sẽ chỉ được ứng theo từng phần, một khi các quốc gia thành viên chứng minh được khoản viện trợ trước đó đã được chi tiêu theo đúng kế hoạch.