Cụ thể, các quan chức EU coi cách tiếp cận 2 bước vừa có "củ cà rốt" và "cây gậy" là phản ứng phù hợp nhất với lời cam kết áp dụng mức thuế tối thiểu 10% của ông Trump, mà khối ước tính có thể làm suy giảm mức xuất khẩu của EU khoảng 150 tỷ euro mỗi năm.
Các nhà đàm phán EU đang có kế hoạch tiếp cận đội ngũ của ông Trump, vào tháng 11, trước thời điểm nhậm chức, trong trường hợp ông tái đắc cử, để thảo luận về những sản phẩm của Mỹ mà EU có thể mua với số lượng lớn hơn.
Trong trường hợp đàm phán về việc cải thiện thương mại thất bại và ông Trump áp dụng mức thuế cao hơn, bộ phận thương mại của Ủy ban Châu Âu sẽ lập danh sách các mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ phù hợp cho việc áp dụng mức thuế 50% trở lên.
"Chúng tôi phải chứng minh rằng chúng tôi là đối tác của Mỹ, chứ không phải là vấn đề", một quan chức cấp cao của EU cho biết. "Chúng tôi sẽ tìm kiếm các thỏa thuận, nhưng cũng sẵn sàng tự vệ nếu cần thiết".
Nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump từ năm 2017 đến năm 2021 là một thời điểm khó khăn với EU, vốn là khu vực có thặng dư thương mại hàng hóa đáng kể với Mỹ.
Sau khi ông Trump áp mức thuế đối với 6,4 tỷ euro sản phẩm thép và nhôm nhập khẩu từ EU và các nơi khác vào năm 2018 vì lý do an ninh quốc gia, EU đã đáp trả bằng cách cân bằng lại thuế quan trị giá 2,8 tỷ euro.
Khi thiết kế các biện pháp, Brussels đã chọn nhắm vào các cử tri cốt lõi của ông Trump bằng cách áp thuế mạnh đối với rượu whisky bourbon, xe máy Harley-Davidson và thuyền máy. Các mức thuế quan này đã ngừng cho đến tháng 3, một phần của thỏa thuận tạm thời với chính quyền ông Biden nhằm tạm dừng thuế quan đối với kim loại.
Valdis Dombrovskis, ủy viên thương mại EU, nói với tờ Financial Times rằng ông hy vọng hai bên có thể tránh lặp lại "cuộc đối đầu" trong quá khứ.
"Chúng tôi tin rằng Mỹ và EU là đồng minh chiến lược và đặc biệt là trong bối cảnh địa chính trị hiện tại, điều quan trọng là chúng ta phải cùng nhau hợp tác về thương mại", ông cho biết.
Trong diễn biến liên quan, Latvia kêu gọi "cách tiếp cận hợp tác" và cho biết Brussels sẵn sàng "thỏa thuận có mục tiêu" để giảm thâm hụt thương mại hàng hóa trị giá 156 tỷ euro.
Thâm hụt thương mại hàng năm của Mỹ đã tăng lên 152 tỷ euro vào năm 2020 từ 114 tỷ euro vào năm 2016 khi ông Trump đắc cử.
Kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự tại Ukraine vào năm 2022, EU đã nhập khẩu một lượng lớn khí đốt tự nhiên hóa lỏng để thay thế nguồn cung từ Moscow. Thâm hụt của Mỹ vẫn ổn định dưới thời Tổng thống Joe Biden, đạt 156 tỷ euro vào năm 2023.
Tuy nhiên, các quan chức EU cảnh báo rằng rất khó để tăng đáng kể kim ngạch xuất khẩu của Mỹ vì chúng có xu hướng ít giá trị hơn kim ngạch xuất khẩu của EU. Hàng hóa chiếm ưu thế, trong khi các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của EU là dược phẩm, ô tô và thực phẩm, đồ uống xa xỉ, chẳng hạn như rượu sâm panh.
Jan Hatzius, nhà kinh tế trưởng của Goldman Sachs, gần đây đã dự báo rằng một cuộc chiến thuế quan sẽ gây thiệt hại cho EU nhiều hơn là Mỹ. Dự kiến cuộc chiến có thể khiến EU thiệt hại 1% GDP, so với 0,5% của Mỹ. Tuy nhiên, nó cũng sẽ làm tăng thêm 1,1% vào tỷ lệ lạm phát của Mỹ, so với 0,1% ở EU.
Cây gậy và củ cà rốt (tiếng Anh: carrot and stick) là một kiểu chính sách ngoại giao trong quan hệ quốc tế, thường được dùng bởi các nước lớn mạnh nhằm làm thay đổi hành vi của các nước nhỏ hơn. 'Cây gậy' tượng trưng cho sự đe dọa trừng phạt, 'củ cà rốt' tượng trưng cho quyền lợi hay phần thưởng.