Giá khí đốt tăng cao gây sức ép cho ngành công nghiệp Mỹ

Ngọc Ánh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giá khí đốt của Mỹ tăng vọt kéo theo chi phí sản xuất và vận chuyển trong ngành công nghiệp tăng lên.

Điều này có khả năng tiếp diễn nếu Mỹ xuất khẩu khí đốt sang châu Âu nhiều hơn để giải quyết vấn đề nguồn cung bị gián đoạn do các lệnh trừng phạt của Nga.

Giá khí đốt tự nhiên kỳ hạn của Mỹ đã tăng gấp đôi trong năm nay, cao hơn nhiều so với mức tăng giá bán lẻ xăng và dầu diesel trước đó từng bị người dân nước này phản đối.

Tàu chở khí tự nhiên hoá lỏng tại Cameron Parish, Louisiana, Mỹ. Ảnh: Reuters
Tàu chở khí tự nhiên hoá lỏng tại Cameron Parish, Louisiana, Mỹ. Ảnh: Reuters

Nhiều giám đốc điều hành các công ty công nghiệp tin rằng Mỹ, từng là nhà nhập khẩu khí đốt tự nhiên lớn, nên ngừng xuất khẩu khí đốt và ưu tiên các nhu cầu khác. Trong khi đó, các nhà sản xuất khí đốt vẫn đang thúc đẩy năng lực xuất khẩu và xin cấp giấy phép khoan.

Sản lượng khí đốt năm nay tại nhiều tiểu bang của Mỹ thấp hơn, một phần do công suất đường ống không đủ. Bên cạnh đó, các vấn đề về thời tiết cũng làm giảm sản lượng và nhu cầu của tiêu dùng. 

Cuộc tấn công của Nga đã gây ra tranh chấp trong việc xuất khẩu khí đốt lạnh thành dạng lỏng của Mỹ. Các nhà máy khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) đã tiêu thụ 15% sản lượng trong nước vào giữa tháng 3.

Trả lời câu hỏi của phóng viên, giám đốc điều hành Peter Huntsman cho biết công ty đã chi hơn 1,5 tỷ USD cho chi phí nguyên liệu thô trong năm ngoái, phần lớn là do năng lượng.

Westlake Chemical, công ty sản xuất nhựa và vách ngăn tòa nhà, tính toán rằng nếu cứ tăng 1 USD trên một triệu đơn vị nhiệt của Anh (mmBtu), hàng năm họ sẽ phải chi thêm 100 triệu USD.

Hôm 13/5, giá khí đốt tự nhiên kỳ hạn của Mỹ đã tăng lên 7,854 USD/mmBtu từ mức 3,730 USD/mmBtu vào đầu năm 2022. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn nhiều so với mức tiêu chuẩn của Châu Âu là 31 USD/mmBtu và của Châu Á là 24 USD/mmBtu.

Các nhà phân tích dự đoán giá khí đốt tự nhiên tiếp tục tăng do nhu cầu sử dụng ở châu Âu tăng cao, nơi đang nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga.

Paul Cicio, chủ tịch của IECA, một nhóm thương mại bao gồm các thành viên như nhà máy luyện, sản xuất đồ nhựa và giấy, cho biết: "Các khu sản xuất không thể được đầu tư thêm và tạo việc làm cho công nhân nếu không có sự đảm bảo về giá điện và khí đốt tự nhiên". Tập đoàn này muốn Washington ngừng phê duyệt giấy phép xuất khẩu LNG cho đến khi các kho dự trữ khí đốt thấp của Mỹ được tái xây dựng.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần